(Tổ Quốc) - Thời gian cho vay vốn lưu động trả góp tới 84 tháng hoặc phương án trả vốn cuối kỳ linh hoạt theo chu kỳ kinh doanh của khách hàng.
Nhằm giúp khách hàng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn bị ảnh hưởng của dịch COViD-19, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) triển khai thêm 02 Chương trình ưu đãi lãi suất dành cho hộ kinh doanh vay để sản xuất kinh doanh và khách hàng cá nhân vay mua ô tô, với tổng hạn mức lên đến 2.000 tỷ đồng.
Khách hàng là hộ kinh doanh được ưu đãi lãi suất chỉ từ 8,7%/năm
Theo đó, khách hàng là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh theo quy định pháp luật sẽ được vay để sản xuất kinh doanh với mức lãi suất ưu đãi và thời gian cho vay linh hoạt, khách hàng được lựa chọn theo các phương án phù hợp với mục đích vay, với lãi suất chỉ từ 8,7%/năm. Thời gian cho vay vốn lưu động trả góp tới 84 tháng hoặc phương án trả vốn cuối kỳ linh hoạt theo chu kỳ kinh doanh của khách hàng.
Đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu mua xe ô tô sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi từ 7,99%/năm trong 6 tháng đầu tiên; hoặc 9,5%/năm trong 12 tháng đầu tiên. Mức cho vay tối đa lên đến 80% giá trị xe ô tô. Thời gian cho vay lên đến 07 năm.
Bên cạnh đó, khách hàng vay vốn tại NCB còn được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác như: Tặng thêm 0,2%/năm lãi suất khi gửi tiền online, miễn phí chuyển tiền trọn đời nội ngoại mạng khi sử dụng NCB iziMobile, giảm phí khi mua Bảo hiểm nhân thọ…
Trước đó, NCB cũng triển khai Chương trình ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân vay mua nhà, xây, sửa chữa nhà với tổng hạn mức lên đến 2,000 tỷ đồng. Lãi suất các Chương trình đang được NCB triển khai đã được điều chỉnh giảm nhằm hỗ trợ tối đa khách hàng trong và sau thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Với điều kiện cho vay dễ dàng, quy trình thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi, gói tín dụng với hạn mức 2.000 tỷ đồng của NCB sẽ là sự tiếp sức cho người dân mọi thành phần từ cá nhân đến hộ kinh doanh, đồng thời tạo lực kích cầu, tăng sức mua của thị trường, góp phần giúp kinh tế từng bước phục hồi sau đại dịch.
Ánh Dương