Nền tảng bản đồ số "Make in Vietnam" đảm bảo tính chủ quyền quốc gia

(Tổ Quốc) - Phát triển các nền tảng bản đồ số “Make in Vietnam” là cơ sở để thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, nền tảng bản đồ số còn là sở cứ để Việt Nam khẳng định tính chủ quyền lãnh thổ thời công nghệ số.

Chỉ khi bản đồ gốc và máy chủ đặt ở Việt Nam thì vấn đề bảo mật mới được đảm bảo

Theo thống kê của Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông), mỗi năm, các doanh nghiệp sử dụng Google Maps để kinh doanh như một số doanh nghiệp logistics sẽ phải chi trả cho Google một số tiền khá lớn - khoảng 50 triệu USD để được tích hợp API dịch vụ của Google Maps. Ngoài doanh nghiệp logistics, còn nhiều doanh nghiệp khác cũng đang chi cho nước ngoài hàng nghìn tỷ đồng chỉ riêng đối với bài toán xây dựng dịch vụ dựa trên ứng dụng bản đồ.

Đồng thời, khi chúng ta sử dụng các nền tảng bản đồ của nước ngoài, hành vi người dùng và dữ liệu người dùng Việt sẽ nằm trong tay các tập đoàn xuyên quốc gia. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc tích hợp, cập nhật và bảo mật dữ liệu vì bị phụ thuộc vào đối tác. Chỉ khi bản đồ gốc và máy chủ đặt ở Việt Nam thì vấn đề bảo mật mới được đảm bảo.

Có thể nói, nền tảng bản đồ số là một trong những nền tảng số cơ bản nhất giúp liên kết các lớp dữ liệu đa ngành, xây dựng chiến lược đồng bộ, từ đó tạo ra bức tranh tổng thể của dữ liệu chạy ở nhiều lớp ứng dụng khác nhau, để giải quyết bài toán xã hội và đảm bảo chủ quyền quốc gia. Các nước phát triển trên thế giới đều đang sử dụng nền tảng bản đồ số quốc gia phục vụ trực tiếp cho các hoạt động kinh tế, xã hội: Hàn Quốc có bản đồ Naver, Singapore có Onemap, Trung Quốc có Baidu…

Nền tảng bản đồ số "Make in Vietnam" - Sở cứ vững chắc khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ

Đồng hành cùng chính phủ trong quá trình số hóa, IOTLink đã thành công xây dựng nền tảng bản đồ số Map4D thuần Việt, đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, do chính các kỹ sư Việt Nam thực hiện dưới sự hỗ trợ tư vấn của các chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới. Map4D Platform do người Việt Nam làm chủ, trụ sở đặt tại Việt Nam, luôn cập nhật và đáp ứng nhanh chóng cho các nhu cầu hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Ông Vũ Minh Trí, Phó chủ tịch IOTLink chia sẻ: "Bản đồ số là nền tảng của nền tảng cho chuyển đổi số. Với mục tiêu đưa Map4D trở thành nền tảng bản đồ số lớn nhất Việt Nam, chúng tôi hy vọng sẽ giải được bài toán về an toàn thông tin, an ninh quốc gia, mọi thứ của Việt Nam cần đặt tại Việt Nam và của người Việt Nam"

Tương thích với các hệ toạ độ phổ biến trên thế giới và Việt Nam (WGS84, VN2000, HN72), Nền tảng bản đồ số Map4D đảm bảo tính chính xác và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên không gian mạng.

Nền tảng bản đồ số Make in Vietnam đảm bảo tính chủ quyền quốc gia - Ảnh 1.

Map4D - Nền tảng bản đồ số không thể thiếu cho chuyển đổi số và kinh tế số.

Đặc biệt, với sự vượt trội và công nghệ tiên tiến của các bộ SDK/APIs, Map4D Platform sẵn sàng cạnh tranh với các nền tảng bản đồ số nước ngoài trong việc cung cấp nền tảng phát triển các ứng dụng đa lĩnh vực như ứng dụng gọi xe, logistics, thương mại điện tử, bất động sản…

Map4D Platform có thể tích hợp với đa ngôn ngữ lập trình ứng dụng. Nguồn dữ liệu được cập nhật liên tục và đảm bảo tính đúng-đủ đáp ứng tốt các nhu cầu cần thiết trong bản đồ số quốc gia.

Ông Vũ Minh Trí khẳng định: "Việt Nam vẫn là thị trường mà các tập đoàn và doanh nghiệp nước ngoài chưa tập trung về mặt cập nhật dữ liệu bản đồ số. Tại Mỹ, Google cập nhật rất, nhanh hàng ngày hoặc hàng tuần. Ở Việt Nam tần suất cập nhật có khi đến hàng tháng. Vì vậy, khi có sự thay đổi về cơ sở hạ tầng, giao thông hoặc cảnh quan, thì rất lâu sau Google mới cập nhật. Trong khi đó Map4D lại làm rất tốt điều này. Chúng tôi – IOTLink rất sẵn sàng hợp tác mở nền tảng cho các đối tác Việt Nam để chia sẻ về ứng dụng này".

Hiện nay, nền tảng bản đồ số Map4D đã và đang triển khai mở rộng hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn như: Viettel, VNPost, Ahamove, TOT, HCMGIS, QTSC...

Ánh Dương

Tin mới