Ngân hàng Việt bứt tốc trên chặng đường số hóa với Robot RPA

(Tổ Quốc) - Bối cảnh dịch bệnh và sự cạnh tranh từ các công ty công nghệ tài chính (Fintech) đã tạo ra sức ép lớn để các ngân hàng tích cực hơn trong công cuộc chuyển đổi số.

Tại Việt Nam, tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà băng nhờ những lợi ích mà nó đem lại trong gia tăng hiệu quả vận hành và đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

"Covid-19 đang định hình lại xu thế toàn cầu trong lĩnh vực ngân hàng" là chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Giám đốc Mảng tư vấn rủi ro Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, tại VnExpress CTO Talk "Giải pháp công nghệ vận hành không gián đoạn cho ngành ngân hàng" diễn ra tháng 8 vừa qua. Một cuộc khảo sát do Deloitte Việt Nam thực hiện vào năm 2020 đã chỉ ra rằng tỷ lệ chấp nhận công nghệ của khách hàng đã tăng lên đáng kể do giãn cách xã hội. Có thể nói, những chuyển dịch trong xu hướng hành vi của khách hàng chính là một trong những động lực thúc đẩy tiến trình số hóa ngân hàng. Hiện nay, các nhà băng đang chú trọng đầu tư vào các giải pháp công nghệ cao, nổi bật là trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) nhằm tối ưu hóa quy trình vận hành. Báo cáo từ Grand View Research cho thấy, năm 2020, các doanh nghiệp ngành BFSI (Ngân hàng, dịch vụ Tài chính và Bảo hiểm) đứng đầu trong đường đua ứng dụng RPA, với 29% thị phần tự động hóa quy trình bằng robot trên toàn cầu.

Ngân hàng Việt bứt tốc trên chặng đường số hóa với Robot RPA - Ảnh 1.

Năm 2020, ngành BFSI có thị phần RPA toàn cầu lớn nhất, theo khảo sát của Grand View Research (Nguồn: Grand View Research)

Tại Việt Nam, các ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng. Trên thực tế, một loạt các ngân hàng đã bắt tay cùng lực lượng lao động ảo - đưa robot RPA vào giải quyết đa dạng các quy trình nghiệp vụ tại nhiều phòng ban khác nhau. Cụ thể, tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), các nghiệp vụ như mở tài khoản thanh toán, mở sổ tiết kiệm, định danh khách hàng điện tử, phân tích dữ liệu v.v… đã được số hóa một cách toàn diện. Ngân hàng cũng tiến hành tự động hóa các quy trình nội bộ bao gồm chấm công, xử lý khiếu nại hay duyệt lệnh. Nhờ việc ứng dụng công nghệ RPA trên nền tảng akaBot (FPT Software) vào giải quyết các tác vụ lặp đi lặp lại, HDBank đã thu được những hiệu quả vượt trội: hạn chế các thao tác thủ công xuống còn 20%, cải thiện tốc độ xử lý lên gấp 30 lần, tiết kiệm thời gian (từ 3 phút xuống vài giây/ giao dịch) và nâng cao độ chính xác lên tới 100%.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đưa lực lượng lao động ảo vào vận hành từ năm 2019 với quy mô nhỏ, tại các phòng ban như Trung tâm Dịch vụ Khách hàng, Ban Phát triển Ngân hàng bán lẻ, và Trung tâm Tác nghiệp và Tài trợ Thương mại. Nhận thấy nhu cầu thực tế về số hóa quy trình là rất lớn, cùng tham khảo những ý kiến mà EY nêu ra trong khuôn khổ dự án tư vấn chiến lược số hóa BIDV giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030, BIDV khẳng định chuyển đổi số các quy trình nội bộ là nhiệm vụ bắt buộc. Trong thời gian tới, ban lãnh đạo có kế hoạch thí điểm công nghệ RPA trong nghiệp vụ xử lý tra soát, khiếu nại thẻ, và trong quá trình hậu kiểm eKYC trước khi mở rộng quy mô triển khai.

Ngân hàng Việt bứt tốc trên chặng đường số hóa với Robot RPA - Ảnh 2.

TPBank đã thu về nhiều "trái ngọt" nhờ tự động hóa vận hành với RPA (Nguồn: TPBank)

Với định hướng ngân hàng tiên phong về công nghệ, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) bắt đầu công cuộc số hóa với việc thay đổi các nền tảng công nghệ, các quy trình vận hành nằm sâu trong lõi. Nhờ tự động hóa và số hóa ngân hàng, TPBank đã gặt hái được nhiều "trái ngọt": tiết kiệm 60% thời gian giải ngân vay, 30 - 60% thời gian giao dịch tại quầy, trở thành ngân hàng ứng dụng mạnh mẽ nhất RPA với tốc độ golive ấn tượng 5 Bot/tuần, được The Asian Banker trao giải "Ngân hàng tự động hóa quy trình tốt nhất Việt Nam" năm 2020. Cũng trong buổi tọa đàm với VnExpress hồi tháng 8 vừa qua, đại diện TPBank, ông Tống Văn Tiến cho biết, TPBank đã tin tưởng hợp tác với akaBot - đơn vị đi đầu trong cung cấp giải pháp tự động hóa quy trình tại Việt Nam và tính đến nay đã có gần 300 robot quy trình được triển khai, giúp đơn vị tiết kiệm hàng trăm nhân sự, và mang đến trải nghiệm giao dịch không giới hạn cho khách hàng. Trao đổi về kế hoạch tự động hóa trong thời gian tới, ông Tiến chia sẻ: "TPBank đã bước sang giai đoạn mới, nâng tầm RPA với tự động hóa thông minh, kết hợp AI để thực hiện các tác vụ phức tạp như: Xử lý các trường hợp gian lận/nghi vấn gian lận, Tự động hóa báo cáo quản trị, Tự động hóa giám sát vận hành… Ngân hàng đã khảo sát khoảng 20 bot tự động hóa thông minh (IA RPA), đang triển khai theo kế hoạch".

Trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, các ngân hàng đang không ngừng nỗ lực đổi mới sáng tạo để đảm bảo trải nghiệm của khách hàng được thông suốt và liền mạch, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Trong hành trình đó, các giải pháp công nghệ, điển hình là RPA, đã và đang mang đến những thay đổi tích cực, hỗ trợ các ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa vận hành. Đồng hành với các doanh nghiệp trong nước triển khai tự động hóa quy trình RPA theo lộ trình chuyển đổi số, akaBot triển khai gói ưu đãi "3kaBot - "Miễn phí triển khai tự động 01 quy trình tiêu chuẩn" với trị giá lên đến 3.000$ cho mỗi doanh nghiệp. Tìm hiểu thêm về akaBot và chương trình ưu đãi tại đây: https://akabot.com/vi/promoq4/

Ánh Dương

Tin mới