Quỹ đầu tư Chính phủ trên thế giới - động lực cho nền kinh tế

(Tổ Quốc) - Giữa đại dịch Covid-19, Quỹ Đầu tư Chính phủ (QĐTCP) trên thế giới thể hiện rõ vai trò trụ cột của nền kinh tế, giữ vững sự chủ động, góp phần tạo động lực cho nền kinh tế vượt qua khủng hoảng.

Hơn 120 Quỹ Đầu tư Chính phủ trên toàn cầu

Trên thế giới, quỹ đầu tư chính phủ là "các quỹ đầu tư hoặc tổ chức đầu tư với mục đích đặc biệt thuộc sở hữu của chính phủ; được thành lập bởi chính phủ, các quỹ đầu tư chính phủ nắm giữ, quản lý và khai thác các tài sản nhằm đạt được các mục tiêu tài chính". Những năm gần đây, xu hướng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã giúp số lượng và quy mô tài sản của các quỹ đầu tư chính phủ trên thế giới tăng mạnh.

Tính đến năm 2020, đã có trên 120 QĐTCP trên toàn cầu, trong đó 89 QĐTCP lớn nhất thế giới đang quản lý số tài sản lên đến 8.800 tỷ USD. Đáng chú ý phải kể đến Quỹ Hưu trí Chính phủ Na Uy (1.274 tỷ USD), Công ty Đầu tư Trung Quốc (1.046 tỷ USD), Temasek (417 tỷ USD)… Hoạt động của các QĐTQG này trong thời gian đầu tập trung trước hết và chủ yếu vào thị trường trong nước. Sau đó, QĐTCP từng bước mở rộng ra thị trường quốc tế, trên cơ sở tích lũy các nguồn lực và kinh nghiệm đầu tư. Quỹ ĐTQG có thể giúp cho một số quốc gia ổn định thị trường tài chính, khôi phục những thiệt hại do khủng hoảng. Bên cạnh đó, các quỹ này mang lại những tác động tích cực cho doanh nghiệp (DN) nhận vốn đầu tư (tăng hiệu quả hoạt động, gia tăng giá trị DN).

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy QĐTCP thuộc sở hữu nhà nước và hình thành trên cơ sở: i) tiền thu từ cổ phần hoá DNNN hoặc chương trình tư nhân hoá của Chính phủ; ii) thặng dư ngân sách; iii) một phần dự trữ ngoại hối nhà nước.

QĐTCP thành lập xuất phát từ lý do đặc thù và nhằm thực hiện mục tiêu nhất định, trong đó chức năng, nhiệm vụ chủ yếu gồm: Hỗ trợ DNNN trong việc giải quyết tình trạng thanh khoản của DN; Là công cụ đắc lực để Chính phủ phát triển ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm đòi hỏi phải có sự tham gia của nhà nước; Góp phần phát triển thị trường vốn dài hạn một cách bền vững; Tăng cường tích luỹ cho thế hệ tương lai…

Có nên lập Quỹ đầu tư Chính phủ tại Việt Nam ?

Tại Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được biết đến với vai trò là nhà đầu tư chuyên nghiệp của Chính phủ. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động năm 2006 đến nay, SCIC bảo toàn và phát triển vốn, các chỉ tiêu tăng trưởng liên tục, năm sau cao hơn năm trước. Đến 31/12/2020, SCIC thu lãi hơn 37.900 tỷ đồng từ hoạt động thoái vốn nhà nước. Danh mục vốn tiếp nhận và đầu tư SCIC đang quản lý còn khoảng gần 150 khoản, với tổng giá vốn theo sổ sách kế toán trên 38.600 tỷ đồng, giá thị trường ước đạt gần 202.130 tỷ đồng, gấp hơn 5,2 lần so với giá vốn sổ sách kế toán. Vốn chủ sở hữu của SCIC đạt khoảng 59,372 tỷ đồng. SCIC đã bán vốn tại 1.020 doanh nghiệp với giá trị sổ sách 12.231 tỷ đồng và số tiền thu về lên tới 50.155 tỷ đồng. Giá bán các khoản đầu tư từ vốn nhà nước của SCIC gấp 4,1 lần so với giá vốn.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, việc chuyển đổi mô hình hoạt động SCIC thành Quỹ đầu tư Chính phủ là cần thiết xuất phát từ kinh nghiệm quốc tế. Trong Đề án "Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác", Bộ KH&ĐT đã lựa chọn SCIC với định hướng hoạt động theo mô hình Quỹ Đầu tư Chính phủ là 1 trong 8 tập đoàn kinh tế, tổng công ty quy mô lớn có vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Trong đó, SCIC có vai trò quan trọng trong việc huy động và đầu tư các nguồn lực cho phát triển các tập đoàn, kinh tế quy mô lớn, các dự án trọng điểm...

Thực tế hiện nay phát sinh nhiều trường hợp doanh nghiệp nhà nước cần bổ sung vốn để mở rộng quy mô hoặc ứng phó với tình hình khẩn cấp ngoài kế hoạch (như dịch Covid-19 vừa qua) thì sẽ không có nguồn vốn để đầu tư. Ví dụ điển hình như trường hợp Vietnam Airlines, hay Ngân hàng Công thương vừa qua trong việc tăng vốn điều lệ. Trong bối cảnh đó cần có một công cụ, một kênh đầu tư để thực hiện hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các ngành, lĩnh vực Nhà nước cần đầu tư, nắm giữ. SCIC hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, có cơ chế tài chính để trích lập và xử lý dự phòng các tổn thất đầu tư. Việc này phản ánh đúng tình hình tài sản của SCIC nói riêng và tài sản của nhà nước nói chung tại doanh nghiệp. Khắc phục được hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước về việc không có cơ chế và nguồn tài chính để thực hiện trích lập dự phòng tài chính.

Với quy mô, nguồn lực và kinh nghiệm đã tích lũy sau 15 năm hoạt động, SCIC hoàn toàn phù hợp để có thể xem xét trở thành QĐTCP./.

Ánh Dương

Tin Cùng Chuyên Mục
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ Bac A Bank dịp đầu năm 2025

Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ Bac A Bank dịp đầu năm 2025

Thấu hiểu sự cần thiết của nguồn vốn để hiện thực các kế hoạch tài chính cá nhân, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình tín dụng “Hưởng vay ưu đãi – Khởi sắc tương lai” nhằm đồng hành cùng KH cá nhân trong hành trình chinh phục các mục tiêu phục vụ đời sống và phát triển, mở rộng kinh doanh trong năm 2025.
Tin mới