Rao bán lần thứ 7, VietinBank đại hạ giá khoản nợ 81 tỷ có tài sản thế chấp chưa đến 10 tỷ

(Tổ Quốc) - Mặc dù khoản nợ có giá trị hơn 81 tỷ đồng nhưng các tài sản đảm bảo chỉ được định giá ở mức hơn 9,5 tỷ. VietinBank chào bán khoản nợ này với giá khởi điểm gần 26,6 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai (VietinBank Hoàng Mai) vừa thông báo bán đấu giá lần 7 khoản nợ của Công ty Cổ phần Cửu Long (CTCP Cửu Long).

Giá trị khoản nợ tính đến ngày 14/6/2021 là hơn 81 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc 49 tỷ và nợ lãi hơn 32 tỷ đồng. Khoản nợ được VietinBank chào bán với giá khởi điểm gần 26,6 tỷ đồng, chưa bằng 1/3 giá trị nợ gốc và lãi.

Trước đó, ngân hàng từng rao bán 6 lần khoản nợ này nhưng đều không thành công. Trong lần đấu giá bán vào giữa tháng 9, VietinBank từng chào giá khởi điểm 45 tỷ đồng cho khoản nợ này. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 2 tháng, mức giá chào bán đã giảm hơn 18 tỷ đồng, tương đương 40%.

Được biết, khoản nợ của Công ty Cổ phần Cửu Long được đảm bảo bởi các công trình xây dựng trên đất và quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất tại phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

Mặc dù khoản nợ có giá trị hơn 81 tỷ đồng nhưng các tài sản đảm bảo trên chỉ được định giá ở mức hơn 9,5 tỷ (tương đương gần 12% giá trị khoản nợ).

Rao bán lần thứ 7, VietinBank đại hạ giá khoản nợ 81 tỷ có tài sản thế chấp chưa đến 10 tỷ - Ảnh 1.

Được biết CTCP Cửu Long được thành lập năm 1999, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp công trình và do ông Phạm Anh Tuấn làm người đại diện pháp luật. Năm 2007, công ty đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu tại Hải Dương. Dự án có vốn đầu tư khoảng 180 tỷ đồng.

Trước đó, VietinBank, CTCP Cửu Long và Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB từng xảy ra tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo lãnh và nhận nợ giữa các bên.

Cụ thể, năm 2009, VDB và CTCP Cửu Long ký hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng nhận nợ. Mục đích để bảo lãnh cho hợp đồng tín dụng giữa Cửu Long và Vietinbank. Số tiền bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng là 93,8 tỷ đồng. Thực hiện bảo lãnh, năm 2010, VDB đã phát hành chứng thư bảo lãnh cho Cửu Long vay vốn VietinBank để thực hiện dự án Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu.

Do CTCP Cửu Long vi phạm nghĩa vụ trả nợ, VietinBank đã khởi kiện ra tòa án. Năm 2018, bản án của TAND TP Hà Nội đã buộc CTCP Cửu Long trả nợ cho VietinBank số tiền 144,3 tỷ đồng gồm nợ gốc và lãi. Năm 2019, cơ quan Thi hành án quận Hai Bà Trưng đã ra quyết định thi hành án, thu hồi số tiền 156 tỷ đồng của VDB để trả cho VietinBank.

Quốc Thụy

Tin Cùng Chuyên Mục
Có một ngân hàng không bao giờ nghỉ Tết

Có một ngân hàng không bao giờ nghỉ Tết

Theo đại diện BVBank, sự phát triển của hệ thống ngân hàng giao dịch tự động được coi là mảnh ghép giúp hình ảnh của các nhà băng trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 trở nên hoàn thiện hơn. Người dùng hưởng lợi khi thực hiện các giao dịch dễ dàng, không còn phải đến quầy giao dịch truyền thống.
Tin mới