(Tổ Quốc) - Trong giai đoạn bình thường mới, các giám đốc tiếp thị trong ngành Thương mại Điện tử đang đứng trước nhiều thách thức về phân tích dữ liệu khi việc quản lý tài nguyên số đang vướng phải sự cồng kềnh, nhiều lỗ hổng.
Xu hướng tiếp thị của Thương mại Điện tử (TMĐT) tại Việt Nam
Việt Nam đến nay vẫn là thị trường có tốc độ TMĐT tăng trưởng cao hằng năm và các hiệp định thương mại lớn đã được ký kết trong thời gian qua.
Cụ thể, năm 2020, TMĐT Việt Nam đạt quy mô 11,8 tỉ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng TMĐT ở mức hai chữ số trong mùa dịch 2020.
Cũng trong 2020, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu chính thức có hiệu lực, trong đó vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ đang được quan tâm đặc biệt trong thời gian vừa qua.
Sự phát triển của TMĐT, các hiệp định thương mại thúc đẩy việc quản lý nội dung quảng cáo hiệu quả mà vẫn phải cân đối chi phí, đáp ứng tuân thủ bảo mật thông tin.
Quản lý dữ liệu - Thách thức lớn với nhiều doanh nghiệp ngày nay
Theo cuộc khảo sát năm 2019 của Deloitte, Trường Kinh doanh Duke Fuqua và Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ cho thấy các quyết định ảnh hưởng bởi phân tích dữ liệu của các giám đốc tiếp thị đã tăng 39%.
Tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới bởi tác động của COVID19 khi các doanh nghiệp cần tối ưu hiệu quả hoạt động tiếp thị của mình. Theo PRNewswire, nhu cầu về DAM (quản lý tài nguyên số) toàn cầu sẽ đạt 15,4 tỉ USD vào năm 2027, với CARG là 22,2%.
Hiện nay, lượng hình ảnh, video, âm thanh được xử lý, đăng tải cho hoạt động tiếp thị không ngừng tăng, tạo ra gánh nặng chi phí, giảm năng suất cải tiến của doanh nghiệp TMĐT vốn cần sự sáng tạo nhanh chóng, tức thời. Việc đồng bộ quy trình quản lý tài nguyên số vẫn cồng kềnh giữa các lập trình viên với chuyên viên tiếp thị hoặc các nhà sáng tạo nội dung. Đây là rào cản lớn trong phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định tiếp thị tiếp theo. Khi chưa quản lý, tối ưu hóa lượng tài nguyên số và đồng bộ quy trình sử dụng chúng, chắc chắn việc đưa ra số liệu chính xác khó có thể xảy ra.
Đây là lúc nền tảng quản lý tài nguyên số DAM (Digital Asset Management) được xem là giải pháp lâu dài, ổn định, giảm tải đến 70% những công việc mang tính lặp lại của các nhóm, các đối tác dịch vụ trong ngành TMĐT.
Định nghĩa và giải mã xu hướng "quản lý tài nguyên số (DAM)"
Theo Gartner, "Nền tảng "quản lý tài nguyên số" (DAM) lưu trữ, quản lý và xuất ra các văn bản, ảnh đồ hoạ, hình ảnh, video, âm thanh. DAM có thể được bán ra theo dạng bản quyền hoặc dịch vụ từ máy chủ. Hệ thống DAM nhằm hỗ trợ nhiều vai trò công việc khác nhau - từ quá trình sáng tạo riêng biệt đến quá trình sản xuất nội dung tổng quan, thậm chí đến việc điều hành, quản trị - cả bên trong và bên ngoài một tổ chức, thường là các agency (đơn vị quảng cáo, truyền thông) và các đối tác kênh kinh doanh."
Thế mạnh của DAM là thuật toán AI được lập trình sẵn và song hành trong từng bước: sàng lọc, sắp xếp, quản lý tự động lượng tài nguyên số khổng lồ. Thiết thực nhất, DAM cung cấp cho các nhà tiếp thị mọi dữ liệu cần thiết để thực hiện chiến dịch tiếp thị hiệu quả từ nội dung nào được sử dụng nhiều nhất đến các đề xuất về những thông tin thường được sử dụng cùng nhau.
DAM thường bị nhầm lẫn với PIM (Product Information Management - Hệ thống quản lý thông tin sản phẩm) hoặc CMS (Content Management System - Hệ thống quản lý nội dung). Tuy vậy, DAM thực thi được nhiều tác vụ của cả CMS và PIM và đi cùng khả năng tích hợp, hỗ trợ doanh nghiệp đa ngành nghề nhờ tính tùy chỉnh cao.
Trải nghiệm DAM dễ dàng ngay tại Việt Nam
Tại Châu Á, Scaleflex là một tên tuổi khá mới mẻ. Startup từ Châu Âu vừa gọi vốn thành công Series A đầu năm 2021 và hiện đang đi đầu về giải pháp DAM với mạng lưới đối tác công nghệ và kỹ thuật khắp năm châu.
Đến nay, Scaleflex là đơn vị hàng đầu Châu Âu đang cung cấp giải pháp DAM đến hơn 500 khách hàng từ các công ty startup, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các công ty trong danh mục Fortune 500. Có thể kể đến Michelin Saint-gobain, Rothschild, Groupe Rocher…
Tại Việt Nam, Scaleflex chào sân với Filerobot và Cloudimage - hai giải pháp giúp doanh nghiệp lưu trữ, xử lý, chia sẻ hình ảnh, video và nội dung tĩnh đến website và thiết bị di động trên toàn thế giới, đồng thời cho phép quản lý người dùng để bảo vệ các tài sản số, tăng tính bảo mật thông tin kinh doanh. Điểm nhấn chính là các tính năng cung cấp dữ liệu nghiên cứu về hoạt động của chính doanh nghiệp trong quá trình sử dụng.
Trải nghiệm buổi demo miễn phí cùng Scaleflex: Doanh nghiệp có thể liên hệ qua kênh Live Chat 24/7 TẠI ĐÂY.
Ánh Dương