(Tổ Quốc) - Theo chuyên gia chứng khoán Rồng Việt, bởi vì yếu tố lạm phát này là do yếu tố về hàng hóa mà nguyên nhân chính là biến động giá dầu, đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến chi phí hàng hóa tăng cao nên việc này ít nhiều cũng sẽ có ảnh hưởng tới diễn biến và chính sách điều hành tiền tệ cũng như là của ngân hàng nhà nước trong thời gian sắp tới, chính vì vậy thị trường chứng khoán Việt Nam cũng phản ứng tiêu cực theo diễn biến thị trường chứng khoán thế giới.
Ngày 16/6, Báo Đầu Tư tổ chức Talkshow "Chọn danh mục – kỳ 8: Dấu hỏi lạm phát’’ có sự xuất hiện của 2 khách mời là ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (mã CK: TNG), đồng thời là Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam và bà Nguyễn Thị Phương Lam, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Rồng Việt.
Buổi talkshow thảo luận về vấn đề được nhiều mà đầu tư quan tâm thời điểm hiện tại là việc FED nâng lãi suất lên 0,75% vào sáng ngày 16/6 - mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994. Sau nhiều tuần được dự đoán, lãi suất chuẩn của NHTW Mỹ hiện dao động ở mức 1,5% - 1,75%, cao nhất kể từ ngay trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra vào tháng 3/2020.
Lộ trình điều chỉnh lãi suất của Fed kể từ năm 2017 (điểm cơ bản).
Trả lời câu hỏi về diễn biến tăng lãi suất của FED và tác động đến Việt Nam, lạm phát ở Việt Nam có đang đáng lo ngại hay không, bà Lam cho biết thông tin về lạm phát của Mỹ đã được công bố trước đó vài ngày, lạm phát trong tháng 5 ở mức 8,6% - mức cao kỷ lục và cao hơn những dự báo trước đó của giới chuyên gia.
Việc lạm phát bất ngờ tăng mạnh cũng dẫn đến kỳ vọng FED sẽ điều chỉnh nâng lãi suất điều hành cao hơn mức dự báo trước đó là 0,5% và thực tế là phiên họp hôm qua FED đã nâng lãi suất điều hành lên 0,75% thì mức này phù hợp với kỳ vọng sau khi có thông tin về lạm phát của Mỹ.
Về ảnh hưởng đối với Việt Nam, bà Lam cho rằng nếu như việc ảnh hưởng đến Việt Nam có thể xảy ra bởi vì yếu tố lạm phát này là do yếu tố về hàng hóa mà nguyên nhân chính là biến động giá dầu, đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến chi phí hàng hóa tăng cao. Việc này ít nhiều cũng sẽ có ảnh hưởng tới diễn biến và chính sách điều hành tiền tệ cũng như là của ngân hàng nhà nước trong thời gian sắp tới, chính vì vậy thị trường chứng khoán Việt Nam cũng phản ứng tiêu cực theo diễn biến thị trường chứng khoán thế giới.
Ông Nguyễn Văn Thời chia sẻ "Hậu Covid, giá cả hàng hóa tăng, lạm phát tăng ảnh hưởng tất cả đến nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng, giá cả tăng nên chi phí đầu vào tăng. Chi phí đầu vào tăng mà chi phí đầu ra do bên đầu nhận hàng đang lạm phát nên giá cả xuống. Điều này ảnh hưởng khá lớn, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp lớn và có tích lũy, có năng suất lao động tốt còn có thể kéo bù lại nhưng chung quy lại cũng bị ảnh hưởng giảm."
Đánh giá về nhóm ngành xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt là 2 nhóm ngành chủ lực thủy sản và dệt may, bà Lam cho biết "Xét về kim ngạch vẫn có mức tăng trưởng khá tốt trong quý 2 vừa qua tuy nhiên về kết quả kinh doanh ở 2 nhóm ngành thủy sản và dệt may chúng tôi cho rằng sẽ có sự phân hóa."
Những ngành có nguồn nguyên liệu không phụ thuộc vào Trung Quốc hoặc tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc không quá lớn, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này có thể tìm các thị trường khác để bù đắp và vẫn sẽ có kết quả kinh doanh tích cực như là ở nhóm ngành thủy sản. Chuyên gia chứng khoán Rồng Việt cho rằng đỉnh về lợi nhuận của nhóm ngành thủy sản có thể đã đạt trong quý 2.
Còn đối với nhóm ngành dệt may, quan điểm của bà là thận trọng hơn vì nếu xét về kim ngạch vẫn có sự tăng trưởng nhưng sự co giãn về cầu đối với hàng hóa dệt may cao hơn so với nhóm thủy sản, nguồn nguyên liệu vẫn còn phụ thuộc lớn vào Trung Quốc, vậy nên chính sách đóng cửa của Trung Quốc ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp dệt may và biên lợi nhuận ngành khó có thể tích cực được như ngành thủy sản. Doanh nghiệp nào có khả năng kiểm soát được chi phí có thể sẽ có mức lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn so với ngành.
Việc thắt chặt chi tiêu ở Mỹ và EU cũng là một mối lo lớn. Thống kê của Rồng Việt cho thấy, lạm phát của Mỹ ở nhóm thủy sản tăng 14% và may mặc tăng khoảng 5% so với cùng kỳ. Mức tăng giá của nhóm hàng thủy sản đang có vẻ cao hơn ở nhóm hàng may mặc.
Ngoài ra, vấn đề giảm sức mua còn phụ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá và tỷ trọng chi tiêu của 2 nhóm này trong rổ hàng hóa tiêu dùng của Mỹ. Tuy không có thống kê về tỷ trọng nhóm ngành thủy sản nhưng ước tính ở nhóm ngành dệt may là 2,5% và nhóm chuyên gia cho rằng cái tỷ trọng của nhóm hàng thủy sản cũng tương đương như vậy. Các chuyên gia cũng nhận ra độ co giãn cầu ở nhóm thủy sản k bằng nhóm dệt may, do đó việc cắt giảm chi tiêu đối với nhóm ngành dệt may sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Ngoài ra, có 1 số thông tin bên lề cho thấy tồn kho hàng hóa của các nhà bán lẻ Mỹ đang ở mức cao, dẫn đến đơn hàng mua hàng của Mỹ sẽ giảm trong thời gian tới. Tăng trưởng của hai nhóm ngành đặc biệt là nhóm ngành thủy sản có thể sẽ không được cao trong thời gian tới nhưng không ở mức nguy hiểm để cảnh báo.
Tuy nhiên, theo bà Lam nếu như kịch bản suy thoái kinh tế xảy ra thì nhóm ngành dệt may sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn nhóm thủy sản tuy nhiên ở chiều ngược lại khi lạm phát được kiểm soát thì nhóm ngành dệt may có thể phục hồi tốt hơn.
Huyền Trang