Theo Báo cáo Thịnh vượng mới nhất do Knight Frank phát hành năm 2023, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam tăng gần gấp đôi từ năm 2017 đến 2022. Rất nhiều người trong số họ là doanh nhân thành công, đang kiến tạo tầm nhìn dẫn dắt sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp, từ đó khẳng định bản lĩnh Việt Nam trên thương trường quốc tế.
Báo cáo Thịnh vượng của Knight Frank cho biết, từ 583 cá nhân ở Việt Nam có tài sản ròng trên 30 triệu USD năm 2017, đến cuối 2022 con số này đã lên đến 1.059 người, tăng 82% chỉ sau 5 năm. Knight Frank dự báo đến năm 2027, con số này sẽ gần chạm mốc 1.300 người, tương đương tăng thêm 22% so với hiện tại và tương đương mức tăng 122% trong vòng 10 năm. Không chỉ có vậy, số người giàu (HNWI) - những cá nhân có tài sản từ 1 triệu USD trở lên - của Việt Nam cũng tăng 70% trong 5 năm qua và dự kiến sẽ tăng vọt 173% chỉ trong 10 năm từ 2017 đến 2027.
Sự thay đổi trong nhóm dân số giàu và siêu giàu tại Việt Nam cũng nằm trong xu hướng thịnh vượng trên toàn châu Á. Theo đó, Singapore, Malaysia và Indonesia dẫn đầu các thị trường có dân số siêu giàu tăng trưởng nhanh nhất, khoảng 7 - 9%. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, lượng dân số siêu giàu đã tăng ngoạn mục gần 51% trong vòng 5 năm tính đến 2022. Dù có dự đoán rằng mức tăng trưởng này sẽ giảm còn 40% trong vòng 5 năm tới, nhưng đây vẫn là khu vực dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng phồn vinh thịnh vượng.
Nghiên cứu toàn cầu đầu tiên về 25.490 triệu phú USD cho thấy bức màn về tầng lớp siêu giàu ngày càng lớn. Họ làm việc trong các lĩnh vực như công nghệ, nhà tài chính, CEO đa quốc gia và có cả người thừa kế. Trải qua đủ khó khăn và biến động, chạm đến đỉnh cao của sự giàu có về vật chất, tầng lớp siêu giàu luôn nhìn nhận rõ hơn ai hết về giá trị đích thực của gia sản, và dành tâm huyết để theo đuổi sứ mệnh đó.
Tầng lớp khát vọng (aspirational class) là cách mà Elizabeth Currid-Halkett - tác giả, học thuyết gia nổi tiếng thế giới nói về giới tinh hoa trong cuốn "The Sum of Small Things: A Theory of an Aspirational Class" (Lý thuyết về một tầng lớp khát vọng). Họ là những người không chỉ tạo dựng gia sản lớn, giàu có, mà còn tinh tế, giàu khát vọng và luôn vươn đến những đỉnh cao mới. "Giới khát vọng" tinh hoa, hay tầng lớp siêu giàu, đang góp phần tạo nên những định nghĩa mới cho biểu tượng của sự giàu sang.
Giới khát vọng - những người không chỉ giàu có mà còn tinh tế, luôn duy trì khát vọng vươn đến đỉnh cao mới. Có thể nhìn thấy khát vọng này ở những tầng lớp tinh hoa, các nhà lãnh đạo xuất chúng hay doanh nhân nổi tiếng như Chuck Feeney, Bill Gates, Warren Buffett... Cùng với việc xây dựng những thương hiệu thành công, họ luôn trăn trở về việc có thể "để lại gì cho thế hệ mai sau" và coi đó là động lực để cống hiến và tạo dựng di sản cho các thế hệ kế cận. Kiến tạo những di sản trường tồn – đó là khát vọng của mọi doanh nghiệp, dù mới ra đời hay có hàng chục, hàng trăm năm lịch sử.
Tại Việt Nam, nhiều người đặt câu hỏi tại sao tỷ phú Nguyễn Nhật Vượng kiên định đầu tư vào ô tô? Tại sao người sáng lập nên tập đoàn Masan, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, lại chọn các sản phẩm tiêu dùng thiết thực với mỗi người dân Việt Nam như mì gói, nước mắm để bứt phá?
Chia sẻ với cổ đông tại đại hội đồng cổ đông thường niên của Tập đoàn Vingroup hồi tháng 5/2023, ông Phạm Nhật Vượng tiết lộ một câu hỏi mà ông thường xuyên nhận được: Tại sao làm VinFast khi quá khó và bắt đầu từ số 0?
Nếu quay trở lại thời điểm thành lập hãng xe Hyundai, trên thị trường cũng đã có nhiều xe Mỹ, xe Đức, xe Nhật, thì nhà sáng lập Hyundai Chung Ju Yung đã quả quyết rằng: "Nếu chúng ta chần chừ bước vào những lĩnh vực mà chúng ta còn thua kém hay chưa biết, hoặc chúng ta lẩn tránh những công việc mệt nhọc là chúng ta đang tự xếp mình vào nhóm theo chủ nghĩa thất bại. Sản xuất xe ô tô cần huy động nguồn vốn tối đa và trình độ kỹ thuật cao nhất của một nước. Chính vì vậy Hyundai chúng tôi không làm không được".
Ông Phạm Nhật Vượng và Vingroup đã không chần chừ với VinFast, khởi đầu là kỷ lục 21 tháng từ khi khởi công, xây dựng đến lắp đặt, chạy thử và chính thức đưa vào vận hành nhà máy đầu tiên tại Hải Phòng. VinFast đã tạo ra bước ngoặt cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam: Từ gia công chuyển sang tự chủ sản xuất và làm chủ chuỗi giá trị toàn cầu dưới thương hiệu Việt.
VinFast cũng nhanh như tên, trong việc hiện thực hóa tuyên bố sẽ bán xe sang Mỹ, ngừng sản xuất xe xăng, chuyển hẳn sang xe điện, và không lâu sau đó là niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Nếu tính từ thời điểm ông Vượng lần đầu nói về chuyện cắm cờ ở Mỹ (năm 2016), đến khi VinFast làm được tất cả những việc khó trên, thì quãng thời gian chưa tới một thập kỷ, trước tất cả sự trông chờ, và cả con mắt nghi ngờ của công chúng.
Còn với ông chủ của Masan, tỷ phú Đăng Quang, khát vọng của tập đoàn này luôn hướng đến việc "trở thành công ty Việt Nam được thế giới công nhận là kỳ lân của ngành hàng tiêu dùng". Từ khi tiến sĩ Vật lý hạt nhân này khởi nghiệp với Masan, ông và các cộng sự luôn hướng đến việc tạo ra một thương hiệu hàng tiêu dùng không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, mà còn có khả năng vươn ra thế giới, kể cả nước có khác biệt lớn về văn hóa, lối sống như Nga, hay những nước tương đồng văn hóa, nhưng có thương trường cạnh tranh khốc liệt như Thái Lan, Nhật Bản...
Đặc biệt, kể cả khi công ty đã lớn mạnh, Chủ tịch Masan luôn nhấn mạnh tinh thần phụng sự trong tổ chức. Vì thế, Keep Going - tiếp tục đi tới vẫn là triết lý mà Masan theo đuổi dù đã trở thành công ty giá trị hàng chục tỷ đô, để tiếp tục tầm nhìn thương hiệu quốc tế do người Việt làm chủ. "Khi phụng sự đúng nghĩa cho nhu cầu của người tiêu dùng, đem lại cho họ những giá trị đích thực, bạn sẽ được tưởng thưởng và đi được ra thế giới" - ông Nguyễn Đăng Quang nói.
Cùng với khát vọng kiến tạo gia sản và mang lại giá trị lớn cho xã hội, tầng lớp "khát vọng" của nhóm siêu giàu cũng luôn đặc biệt quan tâm tới các dịch vụ tài chính ngân hàng, với yêu cầu vô cùng khắt khe về một dịch vụ chuyên biệt, đẳng cấp để tiếp tục mở rộng di sản vượt tầm thế hệ. "Chính niềm tin và giá trị của khách hàng đã truyền cảm hứng và giúp chúng tôi kiến tạo nên Techcombank Private - thương hiệu ngân hàng riêng cho phân khúc khách hàng đặc biệt. Với biểu tượng tùng, cúc, trúc, mai đã trường tồn cùng văn hóa Việt Nam, Techcombank Private hướng đến sự thịnh vượng, bền vững qua các thế hệ", ông Darren Buckley, Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ Techcombank chia sẻ.
Theo đó, Techcombank muốn đồng hành cùng những giá trị tinh hoa mà khách hàng đã tạo dựng. Ngoài những mục tiêu kinh doanh, những con số tăng trưởng, ngân hàng tập trung vào giải quyết những vấn để khách hàng đang quan tâm, mục tiêu khách hàng vươn tới, chính là sự thịnh vượng, lan tỏa những giá trị tinh hoa và trường tồn qua nhiều thế hệ.
Cụ thể, Techcombank Private cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho khách hàng có số dư từ một triệu USD trở lên, hoặc tổng giá trị tài sản tại ngân hàng là 23 tỷ đồng tính trung bình trong 3 tháng gần nhất. Dịch vụ gồm tổng hòa tất cả các giải pháp quản lý tài chính và phi tài chính như đầu tư, kế hoạch thừa kế, thủ tục cư trú, chăm sóc sức khỏe...
Không chỉ có trung tâm phục vụ khách hàng cao cấp (Private Banking Lounge) đặt tại các điểm giao dịch chính, trải dài từ hội sở đến chi nhánh, từ Bắc vào Nam, khách hàng còn được phục vụ bởi đội ngũ chuyên gia là các giám đốc quản lý tài sản có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản bởi đối tác tư vấn quốc tế hàng đầu. Ngân hàng không đơn thuần là nơi quản lý tài sản mà còn là người đồng hành cùng khách hàng.
Cùng với đó là nhiều đặc quyền được thiết kế dành riêng cho khách hàng Techcombank Private như: đặc quyền đầu tư sinh lời, gia tăng sự thịnh vượng thông qua mạng lưới các trái phiếu chất lượng cao của những doanh nghiệp uy tín, được tham dự các sự kiện kết nối kinh doanh toàn cầu trong hệ sinh thái của Techcombank; được cấp phép hạn mức chuyển tiền lên tới 20 tỷ đồng một ngày; tận hưởng quyền lợi ưu việt của thẻ tín dụng Premium Infinite với hạn mức tín dụng cao, quyền sử dụng phòng chờ sân bay quốc tế hạng thương gia không giới hạn.
Khách hàng còn được trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp thông qua thẻ ghi nợ Techcombank Private, với bảo hiểm du lịch giá trị tới 10,5 tỷ đồng và ưu đãi 10% tại các sự kiện đặc quyền của các nhãn hàng cao cấp thuộc hệ thống Tam Sơn. Bên cạnh đó là dịch vụ "thảm đỏ" trong không gian dành riêng tại hội sở và các chi nhánh của Techcombank; cùng một số dịch vụ tại nhà theo yêu cầu của khách hàng.
Ngoài những mục tiêu kinh doanh, những con số tăng trưởng, Techcombank Private tập trung vào giải quyết những vấn để khách hàng đang quan tâm, những mục tiêu khách hàng vươn tới, mà ở đây là sự thịnh vượng, lan tỏa những giá trị tinh hoa và trường tồn qua nhiều thế hệ. Techcombank Private sẽ tiên phong trở thành thương hiệu ngân hàng cao cấp hàng đầu tại thị trường Việt Nam và vươn tầm khu vực.