(Tổ Quốc) - Hiện tại, ASEAN cũng đang đầu tư vào giao thông công cộng. Mặc dù vậy, không chắc rằng sự phụ thuộc vào ô tô và xe máy sẽ giảm.
Đông Nam Á là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất trên thế giới, nhưng cũng nổi tiếng với những con đường tắc nghẽn chật cứng ô tô và xe máy.
Theo thống kê của The ASEAN Post, doanh số bán xe ở Đông Nam Á dự kiến sẽ vượt qua tất cả các khu vực khác trên thế giới. Người ta ước tính rằng quyền sở hữu phương tiện trên toàn khu vực dự kiến sẽ tăng hơn 40% vào năm 2040.
Quyền sở hữu xe hơi trong khu vực ASEAN đặc biệt cao so với các khu vực khác trên thế giới. Không có gì lạ khi có nhiều hơn một chiếc xe cho mỗi hộ gia đình ở các quốc gia như Brunei, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Trong khi đó tại Việt Nam, xe máy là phương tiện được lựa chọn. Xe máy tại Hà Nội có tốc độ tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm. Dự kiến đến năm 2025, Hà Nội sẽ có 11 triệu xe máy trên đường phố.
Bên cạnh các vấn đề kinh tế phát sinh do tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí cũng là một mối lo ngại. Vì hầu hết các phương tiện đang chạy bằng xăng hoặc dầu diesel, góp phần đáng kể vào tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tồi tệ tại các thành phố của Đông Nam Á.
Tuy nhiên, xe điện (EVs) có thể thay đổi tất cả. EVs, bao gồm cả xe điện hybrid có thể giảm đáng kể lượng khí thải carbon thải ra môi trường. So với những chiếc xe thông thường, thải ra lượng lớn carbon dioxide, carbon monoxide và nitơ oxit vào khí quyển, những chiếc xe chạy bằng pin không tạo ra khí thải.
Một nghiên cứu năm 2018 do Nissan và công ty tư vấn kinh doanh Frost & Sullivan thực hiện, đã tiết lộ rằng 1/3 người tiêu dùng Đông Nam Á đang sẵn sàng mua một chiếc xe điện. Nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng ở Philippines, Thái Lan và Indonesia là những người nhiệt tình nhất với việc mua EVs.
Các quốc gia thành viên ASEAN cần khuyến khích công dân của mình chuyển sang dùng xe điện. Trong một nghiên cứu của Frost & Sullivan, những người được hỏi nói rằng động cơ tốt nhất để khiến họ chuyển sang EVs là được miễn thuế. Mặc dù ưu đãi thuế có nghĩa là ngân sách sẽ yếu đi.
"Xe điện chắc chắn sẽ là chất xúc tác để xây dựng ngành công nghiệp di động của Đông Nam Á", Bain & Company cho biết trong bản tóm tắt năm 2019 với tiêu đề 'Tìm đường mới đến tương lai xe điện của Đông Nam Á'.
Đầu tư mới hàng năm của ASEAN vào xe điện chở khách sẽ tăng lên 6 tỷ USD vào năm 2030, và nó sẽ cần thêm 500 triệu USD cho cơ sở hạ tầng trạm sạc, báo cáo cho biết.
Một số quốc gia Đông Nam Á đã bắt đầu khuyến khích việc sử dụng EVs. Chính phủ Thái Lan đã soạn thảo "Kế hoạch quảng bá xe điện cho Thái Lan" theo Kế hoạch phát triển năng lượng thay thế Thái Lan 2012-2021. Kết quả là, Thái Lan đã tăng từ 60.000 xe khách hybrid và 8.000 xe máy điện pin đã được đăng ký vào năm 2014 lên tổng số 102.308 xe hybrid và 1.394 xe điện chạy pin.
Nhà sản xuất xe hơi đầu tiên của Việt Nam, VinFast cũng đang lên kế hoạch ra mắt mẫu xe điện của riêng mình. VinFast tuyên bố sẽ sản xuất 250.000 xe máy điện mỗi năm và đang lên kế hoạch phát hành xe điện của riêng mình.
Hiện tại, ASEAN cũng đang đầu tư vào giao thông công cộng. Mặc dù vậy, không chắc rằng sự phụ thuộc vào ô tô và xe máy sẽ giảm.
Thực tế là quy hoạch của nhiều thành phố Đông Nam Á được thiết kế dành cho ô tô chứ không phải phương tiện giao thông công cộng. Ngoài ra, một hệ thống giao thông công cộng được lên kế hoạch hợp lý có thể phải mất nhiều năm để phát triển. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng giao thông công cộng trong khu vực phải đến cuối thập kỷ tới mới hoàn thành. Ví dụ, hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên ở Manila dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Với suy nghĩ này, xe điện cũng có thể là giải pháp tức thời cho vấn nạn giao thông trong khu vực.
H.S
The Asean Post