Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam: Tiềm năng và cơ hội còn bỏ ngỏ cho những doanh nghiệp số

(Tổ Quốc) - Sau cuộc khủng hoảng sức khoẻ và kinh tế mang tên Covid-19, bảo hiểm đang là lĩnh vực hiếm hoi có tỷ lệ tăng trưởng đạt mốc hai con số.

Tuy nhiên, song hành với sự gia tăng đột biến về nhu cầu của khách hàng, thị hiếu, mong muốn của họ cũng liên tục thay đổi. Cơ hội tăng trưởng là có thật, nhưng để chiếm lĩnh miếng bánh thị phần cần những "người chơi" và "luật chơi" mới.

Người Việt Nam đang ý thức rõ hơn bao giờ hết về Rủi Ro

Thị trường bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ ở Việt Nam được đánh giá còn rất nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển. Nhận định trên được các chuyên gia đưa ra dựa trên rất nhiều số liệu tổng thể, ví dụ như tỷ lệ sở hữu bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ của người Việt chỉ ở mức… Ở mảng chăm sóc sức khoẻ, khảo sát về "Health Protection Gap" - lỗ hổng tài chính do chi phí chăm sóc sức khoẻ vượt ngoài dự tính do Swiss Re thực hiện vào năm 2018 chỉ ra chi phí chăm sóc sức khoẻ phát sinh ngoài dự tính tại các thị trường châu Á lên đến 1,8 tỷ đô la Mỹ. Nếu đi sâu vào chi tiết, các số liệu còn cho thấy người Việt có một thái độ khá lạc quan và tự tin vào tình trạng sức khoẻ của bản thân (61% đáp viên cho rằng mình khoẻ mạnh; 50% đáp viên tự đánh giá sức khỏe tốt lại chỉ tập thể dục một lần một năm; 61% người hút thuốc tự tin mình không có vấn đề gì về sức khỏe).

Tuy nhiên, bức tranh trên đã gần như không còn đúng khi cả thế giới đón nhận một thảm hoạ sức khoẻ và y tế tồi tệ nhất trong vòng 30 năm qua - đại dịch Covid-19. Tất cả những diễn biến vốn được các nhà làm phim Hollywood nhào nặn để thu hút người xem trên màn ảnh bỗng thực tế hơn bao giờ hết. Nguy cơ là có thật, và nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, với bất kỳ ai, và ở bất kỳ đâu. Khảo sát của Kantar World Panel thực hiện tại Việt Nam vừa qua đã chỉ ra một kết luận rất thú vị: 73% người được khảo sát chọn gia tăng chi tiêu cho sức khỏe và dinh dưỡng. Nếu bắt buộc phải cắt giảm chi tiêu, chỉ 14% người tham gia khảo sát lựa chọn cắt giảm sản phẩm bảo hiểm đang sở hữu. Đồng thời, 65% người tham gia tin rằng Covid-19 yêu cầu họ chủ động hơn về việc chuẩn bị kế hoạch tài chính và có quỹ dự phòng sức khỏe cho tương lai.

Đi kèm với sự chuyển dịch về nhu cầu chi tiêu và ưu tiên, hành vi và cách thức tiếp cận, đưa ra quyết định mua sắm của người Việt cũng ghi nhận sự thay đổi mạnh mẽ. Tập đoàn tư vấn chiến lược Accenture cho biết e-commerce hay các giao dịch mua bán gián tiếp/online sẽ là nền tảng của tương lai. Giãn cách xã hội đã rèn luyện cho người tiêu dùng thói quen tìm hiểu thông tin và mua bán trên các nền tảng (platform) online. Những hình thức truyền thống (brick&mortal) sẽ dần nhường chỗ cho phương thức trực tuyến ở rất nhiều các ngành nghề khác nhau. Điều này được dự đoán sẽ tạo nên một thế hệ khách hàng mới: Quan tâm và chăm sóc sức khoẻ thông qua các phương tiện kỹ thuật số.

Nhu cầu là có thật, nhưng doanh nghiệp nào sẽ đủ sức để đón đầu làn sóng mới này?

Casestudy – Allianz và bài toán áp dụng kỹ thuật số để giúp người dùng bảo vệ sức khoẻ

Malaysia là một thị trường gần gũi với Việt Nam với tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng. Đồng thời, mức độ chú trọng và áp dụng các phương tiện kỹ thuật số tại quốc gia này cũng cực kỳ phát triển trong những năm gần đây.

Để giải quyết bài toán về chăm sóc sức khoẻ cho người dùng, Allianz Malaysia đã áp dụng công nghệ để giúp 4.300 đại lý mang sản phẩm đến cho khách hàng nhanh chóng và liền mạch. Đặc biệt, công ty tập trung vào việc tận dụng các giải pháp để đơn giản hóa và rút ngắn thời gian phê duyệt hợp đồng, từ đó hỗ trợ khách hàng nhiều hơn. Allianz Malaysia đã báo cáo rằng không chỉ trải nghiệm khách hàng được cải thiện đáng kể mà trải nghiệm của đại lý cũng hoàn thiện, nhờ việc giảm bớt các quy trình nặng nề.

Một ứng dụng thành công khác cũng của tập đoàn Allianz vào năm 2019 tại thị trường láng giềng Indonesia vừa qua chính là ứng dụng chăm sóc sức khoẻ Halodoc. Halodoc là một ứng dụng sức khỏe trực tuyến tích hợp cung cấp các giải pháp y tế đầy đủ và đáng tin cậy để tạo điều kiện cho người dùng chăm sóc sức khỏe tiện lợi. Ứng dụng Halodoc được trang bị bốn tính năng chính: Trò chuyện với bác sĩ (Bệnh nhân có thể trò chuyện với bác sĩ mọi lúc mọi nơi từ điện thoại di động của họ); Mua Thuốc (Người dùng có thể đặt mua thuốc và dược phẩm nhanh chóng, an toàn đến tận nhà); Đặt lịch khám tại cơ sở y tế và Dịch vụ phòng thí nghiệm. Theo số liệu cung cấp, Halodoc hiện đang phục vụ 7 triệu bệnh nhân/tháng trên cả toàn lãnh thổ Indonesia, với 80% bệnh nhân cư trú ngoài các thành phố chính như Jakarta và Surabaya.

Trên đây là một trong hai ví dụ về cách thức các công ty có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để liên lạc, kết nối và chăm sóc khách hàng của mình một cách toàn diện và phù hợp. Điều này không chỉ giúp gia tăng trải nghiệm người dùng mà còn tạo ra những mô hình kinh doanh mới, tối ưu và tinh giản chi phí vận hành nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả, tương thích với nhu cầu và hành vi của phân khúc khách hàng thành thị mới hiện nay. Và trong tương lai, nếu những "tay chơi" có kinh nghiệm dầy dặn trong việc thiết lập hệ sinh thái sức khỏe trên nền tảng công nghệ như Allianz xuất hiện, cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt.

Và người hưởng lợi cuối cùng vẫn sẽ là khách hàng!

Ánh Dương

Tin Cùng Chuyên Mục
SHB dành ưu đãi hơn 13 tỷ đồng cho khách hàng mở mới tài khoản

SHB dành ưu đãi hơn 13 tỷ đồng cho khách hàng mở mới tài khoản

Với mong muốn mang lại trải nghiệm tốt nhất khi mở tài khoản trực tuyến và thanh toán qua ứng dụng Ngân hàng số SHB Mobile/SHB SAHA, từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chuỗi chương trình ưu đãi hấp dẫn với hàng nghìn phần quà cho khách hàng mới, tổng giá trị lên tới 13 tỷ đồng.
Tin mới