(Tổ Quốc) - Sữa nước, sữa bột trẻ em, sữa đặc có đường… hiện đang là các ngành hànglớn Vinamilk vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu theo báo cáo thị trường củaNielsen Việt Nam (Nielsen IQ) trong năm 2021.
Sữa nước, sữa bột trẻ em, sữa đặc có đường… hiện đang là các ngành hàng lớn Vinamilk vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu theo báo cáo thị trường của Nielsen Việt Nam (Nielsen IQ) trong năm 2021.
Trong bức tranh chung là sự cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường sữa những năm gần đây, kèm theo đó là làn sóng Covid trong 2 năm qua, Vinamilk vẫn đang chắc chân ở vị trí dẫn đầu các ngành hàng lớn và cũng là những ngành có đóng góp tỷ trọng lớn cho doanh thu của doanh nghiệp này.
Cụ thể, theo kết quả ghi nhận từ 01/2021 đến tháng 12/2021 của Nielsen IQ, Vinamilk là nhà sản xuất đang dẫn đầu trong ngành hàng sữa nước, sữa đặc có đường, sữa chua uống về sản lượng và doanh số bán ra, và dẫn đầu ngành hàng sữa bột trẻ em về sản lượng.
Vinamilk dẫn đầu thị trường trong các ngành hàng sữa nước, sữa bột trẻ em, sữa đặc có đường
Nếu sữa đặc có đường được cho là ngành hàng rất khó để "soán ngôi" của Vinamilk với thương hiệu lớn đã có chỗ đứng vững chắc là Ông Thọ và Ngôi Sao Phương Nam, thì sữa nước, sữa bột trẻ em là các ngành hàng chứng kiến sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt với hàng trăm sản phẩm mới ra mắt mỗi năm.
Tuy nhiên, với kết quả báo cáo thị trường năm 2021 này thì có thể thấy ông lớn của ngành sữa vẫn đang ổn định phong độ. Không thể bỏ qua yếu tố chính giúp Vinamilk có thế mạnh là hệ thống các nhà máy, trang trại khủng của đơn vị này. Tại Việt Nam, hệ thống gồm 13 nhà máy lớn và đàn bò sữa 160.000 con, tạo cho doanh nghiệp này một năng lực sản xuất khó có thể bắt kịp. Lãnh đạo doanh nghiệp này từng chia sẻ, đây cũng chính là yếu tố giúp họ vượt qua giai đoạn giãn cách xã hội để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cung ứng và phân phối.
Bên cạnh đó là việc Vinamilk đang sở hữu hệ thống phân phối thuộc hàng "khủng", bao phủ tất cả các kênh với hơn 250.000 điểm bán cả kênh truyền thống và hiện đại, trong đó có hơn 200 nhà phân phối độc quyền.
Ngoài ra, trong năm qua, chuỗi Giấc Mơ Sữa Việt đã được doanh nghiệp này đầu tư mạnh, mở mới 120 cửa hàng và nâng tổng số cửa hàng tại thời điểm cuối năm lên gần con số 600. Tính đến cuối năm 2021, kênh trực tuyến đã ghi nhận doanh thu tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, một phần do xu hướng này gia tăng khi đại dịch diễn ra và cũng xuất phát từ nền tảng đã được Vinamilk đầu tư nhiều năm qua.
Website bán hàng trực tuyến giacmosuaviet.com.vn của Vinamilk
Về sản phẩm thì Vinamilk có thể nói là công ty hoàn thiện nhất về danh mục sản phẩm, với hơn 250 chủng loại mặt hàng thuộc gần 20 nhóm ngành hàng. Không chỉ gồm đầy đủ và đa dạng từ sữa tươi, sữa chua ăn/uống, sữa hạt, nước giải khát, kem, mà trong những ngành lớn như sữa bột thì thương hiệu Vinamilk cũng đã bao phủ đủ các nhu cầu cho trẻ em, mẹ bầu, người lớn, dòng đặc trị…
Năng lực sản xuất lớn, phân phối mạnh kết hợp với danh mục sản phẩm đa dạng có thể gọi là "bộ 3" giúp cho Vinamilk nhiều năm vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu trên "đường đua" ngày càng nhiều người tham gia của ngành sữa trong nước.
Thước đo thị trường được phản ánh rõ hơn trong báo cáo Kantar Worldpanel, trong năm 2021 thì tại khu vực thành thị, tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm Vinamilk đạt đến 99% các hộ gia đình, còn tại nông thôn, con số này xấp xỉ 90%. Có thể hiểu là cứ 10 hộ gia đình thì sẽ có 9 gia đình tại Việt Nam sử dụng ít nhất là một sản phẩm của Vinamilk. Đặc biệt, tỷ lệ này tại khu vực thành thị gần như là tuyệt đối khi lên đến 99%, đây cũng là khu vực có sự tăng trưởng về tiêu dùng sản phẩm sữa rất mạnh trong những năm gần đây.
Các sản phẩm Vinamilk có mặt trong hầu hết các gia đình Việt Nam
Kết năm 2021, dù trước đó có khá nhiều dự báo không khả quan do tình hình chung, nhưng tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk vẫn lập đỉnh mới khi vượt mốc 60 nghìn tỷ đồng, cụ thể đạt 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng quý 4/2021 đã chứng kiến một sự bứt phá mạnh khi tốc độ tăng doanh thu là 10%, là mức tăng trưởng theo quý nhanh nhất trong gần 5 năm trở lại đây. Kỷ lục doanh thu này được đóng góp từ cả 3 mảng: Nội địa, xuất khẩu và chi nhánh nước ngoài.
Cũng theo Báo cáo thường niên 2021 do Vinamilk mới công bố, tính đến cuối tháng 11/2021, thị phần toàn ngành sữa của Vinamilk tăng 0.9% về giá trị, đây có thể nói là mức tăng khá ấn tượng với một doanh nghiệp đã đang chiếm thị phần lớn nhất hiện nay, nhất là sau một năm chứng kiến nhiều đợt biến động lớn vì đại dịch.
Trước các diễn biến khó lường do biến động chung, Vinamilk khá thận trọng khi đặt ra mục tiêu tăng trưởng trung bình ở mức hơn 7%/năm trong 5 năm tới, cụ thể đến năm 2026, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, các kết quả thị trường cũng đã cho thấy nền tảng chắc chắn của doanh nghiệp này trong kinh doanh và mang đến các kỳ vọng tích cực.
Năm 2022 tuy được dự báo còn nhiều thách thức nhưng cũng là năm mà nhiều dự án khác của Vinamilk sẽ được triển khai mạnh mẽ. Về bò sữa, dự án trang trại tại Lào dự kiến đi vào hoạt động sẽ tiếp tục giúp Vinamilk duy trì thế mạnh là công ty có vùng nguyên liệu sữa lớn. Kết hợp với dự án nhà máy sữa tại Hưng Yên có tổng vốn đầu tư 4.600 tỷ đồng và tổng công suất thiết kế ước tính khoảng 400 triệu lít/năm được xây dựng, năng lực sản xuất sữa của doanh nghiệp này trong ít nhất 5 năm tới là khó có thể bắt kịp. Bên cạnh đó, Dự án về bò thịt tại Việt Nam với tổng mức đầu tư 500 triệu đô la Mỹ, với giai đoạn 1 dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2023 có quy mô công suất là khoảng 30.000 bò thịt/năm. Doanh thu từ thịt bò trong năm đầu tiên của Vinamilk dự kiến sẽ đạt 2.000 tỷ đồng khi đi vào hoạt động.
Ánh Dương