(Tổ Quốc) - Bởi, mô hình B2B khó hơn nhiều so với B2C vì số lượng khách hàng, quy mô đơn hàng lớn và nhiều vấn đề phức tạp hơn. Chưa kể, với B2C, khách hàng mua rồi không hài lòng có thể lần sau không mua nữa, nhưng B2B thì là hợp đồng lớn dài hạn.
Theo nghiên cứu mới nhất của Statista, doanh thu thị trường thương mại điện tử mô hình B2C tại Việt Nam được dự đoán đạt 14,8 tỷ USD trong năm 2022, với mức tăng trưởng hằng năm khoảng 16,48%.
Tuy nhiên, doanh thu thị trường thương mại điện tử mô hình B2B đặc biệt tăng gấp 5 lần so với mô hình B2C, và được dự đoán là ở mức 80 tỷ USD trong năm 2022. Điều này kỳ vọng mang đến cơ hội lớn và đóng góp vào sự phát triển của nền công nghiệp trực tuyến tại Việt Nam, đặc biệt trong thị trường thương mại điện tử.
Được biết, B2B là tên gọi viết tắt của cụm từ "Business to Business": Đây là hình thức kinh doanh, buôn bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực thương mại điện tử, trên các kênh thương mại điện tử là chính.
Không chỉ là một hình thức kinh doanh hiệu quả, mô hình kinh doanh B2B còn đem tới nhiều lợi ích quan trọng cho cá nhân các doanh nghiệp và cả sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Khác hẳn với các mô hình kinh doanh khác, B2B có một quy trình mua hàng riêng biệt. Nó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, đem tới nhiều cơ hội hợp tác khác nhau cho các doanh nghiệp hơn.
Bởi mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế đều là một mắt xích nhỏ trong cả hệ thống nền kinh tế. Hợp tác với doanh nghiệp này sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với nhiều đơn vị doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực và các lĩnh vực bổ trợ. Nhất là khi bạn tạo được độ uy tín nhất định đối với những đối tác của bạn.
Không chỉ vậy, việc giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp giúp loại bỏ những yếu tố cảm xúc chủ quan bởi nó mang lợi ích của tập thể và có yếu tố logic cao hơn. Chính nhờ đó mà hiệu quả hợp tác kinh doanh cũng cao hơn.
Hiện, B2B là mô hình đang khá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng trong thời gian tới nó sẽ là là cơ hội để thúc đẩy kinh doanh cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất tại Việt Nam. Ông Trần Nhật Khanh, đồng sáng lập Quỹ đầu tư Touchstone Partners, cho biết: "Thương mại điện tử Việt Nam trong mảng B2B còn rất tiềm năng vì nhu cầu mua bán của hai đối tượng này hiện sôi động không kém".
Thực tế cho thấy nhiều mô hình B2B đã đi vào hoạt động trong thời gian qua như Halana (nền tảng thương mại điện tử kết nối các khu công nghiệp), RCE (kết nối khách hàng với các thiết bị công nghiệp hạng nặng) hay gần đây là Phaata (nền tảng kết nối doanh nghiệp logistics trong lĩnh vực xuất nhập khẩu).
Trong động thái mới nhất, Avetti Commerce Corporation chính thức tham gia thị trường Việt Nam. Công ty sẽ cung cấp nền tảng marketplace hay còn gọi là sàn giao dịch giữa các doanh nghiệp B2B ở Việt Nam. Được biết, Avetti Commerce trụ sở đặt tại Canada và văn phòng có mặt tại 7 đất nước khác trên thế giới, trong 20 năm qua.
Tại Việt Nam, đối tác Canada này bắt tay chiến lược với AKa Digital - thành viên của Lava Digital Group, đơn vị thuộc nhóm Top 3 Digital Media Agency độc lập tại Việt Nam. Thông qua hợp tác, Avetti Commerce và AKA Digital sẽ mang đến cho khách hàng doanh nghiệp những phương thức phân phối sản phẩm tối ưu nhất trên nền tảng Marketplace.
Cụ thể, hai bên sẽ tạo ra một nền tảng chợ ứng dụng thương mại điện tử (Ecommerce Marketplace) B2B hoàn thiện, cho phép các thành viên trong kênh phân phối vào Marketplace và nhà sản xuất hoàn toàn chủ động nguồn cung cấp, lên kế hoạch nhập hàng rõ ràng minh bạch giá cả, chất lượng… Ngoài ra, giải pháp còn tối ưu cho doanh nghiệp trong việc phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử.
Avetti Commerce Corporation chính thức tham gia thị trường Việt Nam.
Ông David Sopuch, CEO & Founder của Avetti Commerce Corporation, chia sẻ: "Avetti Commerce Corporation rất hào hứng với lần hợp tác chiến lược này. Với chuyên môn của chúng tôi trong thị trường thương mại điện tử cùng với kinh nghiệm của AKA Digital tại thị trường Việt Nam, chung tôi mong muốn mang đến giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp Việt Nam đang muốn tiếp cận giải pháp thương mại điện tử, đổi mới kênh phân phối trong thời đại mới".
Bởi, mô hình B2B khó hơn nhiều so với B2C vì số lượng khách hàng, quy mô đơn hàng lớn và nhiều vấn đề phức tạp hơn. Chưa kể, với B2C, khách hàng mua rồi không hài lòng có thể lần sau không mua nữa, nhưng B2B thì là hợp đồng lớn dài hạn.
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt nhiều nguy cơ như hiện nay, thì nền tảng Marketplace có thể hỗ trợ người bán đưa hàng lên bán, thậm chí bán toàn cầu mà không như trước kia cần phải sắp xếp tham gia các hội chợ sở tại… Trên nền tảng này, hai bên còn có thanh công cụ để mua bán trao đổi tiền hàng, phương thức vận chuyển. Cuối cùng, Marketplace cũng là nơi doanh nghiệp Việt tiếp cận được liên lạc của nhiều bên khác, đây là một trong những lợi thế lớn so với cách truyền thống.
Bảo An