(Tổ Quốc) - Bước vào giai đoạn phát triển mới, thị trường bất động sản Nam Sài Gòn đang sở hữu nhiều lực đẩy để tăng tốc mạnh mẽ trên đường đua năm 2021.
Tiềm năng phát triển nhờ cú hích hạ tầng
Hạ tầng vẫn là yếu tố then chốt – xung lực thúc đẩy cho tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng nhanh chóng của Nam Sài Gòn. Với nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ, hàng loạt dự án hạ tầng "khủng" đã được đưa vào lộ trình phê duyệt.
Hệ thống hầm chui, cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) đã chính thức khởi công giai đoạn 1. Dự án cầu Thủ Thiêm 3 (nối từ Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 qua quận 4) và cầu Thủ Thiêm 4 (kết nối giữa quận 2 qua quận 7 - cầu Phú Mỹ) với quy mô đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cũng đang được TP. HCM đẩy nhanh thực hiện. Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đưa vào sử dụng đoạn từ Bến Lức - Hiệp Phước trong năm 2019, đoạn từ Hiệp Phước - Long Thành trong năm 2021,…
Ngoài ra, một loạt các dự án trọng điểm khác tại khu vực này đang được đẩy nhanh như cầu Nguyễn Khoái - quận 7 kết nối với quận 4 (vốn đầu tư 1.250 tỉ đồng), dự án mở rộng đường Nguyễn Tất Thành (quận 4), dự án đường trục Bắc - Nam kết nối khu vực trung tâm với các quận 4, 7 và huyện Nhà Bè có tổng kinh phí dự trù hơn 8.500 tỉ đồng, dự án mở rộng các tuyến đường huyết mạch như Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Tạo, Lê Văn Lương, xây mới cả 4 cầu Rạch Đĩa, Long Kiểng, Rạch Tôm và Rạch Dơi,...
Được biết, TP. HCM đang xây dựng đề án phát triển hạ tầng 2020- 2025, trong đó tiếp tục xem xét, phê duyệt các dự án cần sớm thực hiện để tạo cú hích cho khu Nam trong tương lai gần.
Kỳ vọng huyện Nhà Bè lên quận năm 2025
Bên cạnh sức bật của hạ tầng, Nam Sài Gòn còn thu hút mạnh giới đầu tư, cộng đồng cư dân tương lai khi Nhà Bè – khu vực trọng điểm đang sở hữu nhiều cơ hội để nhanh chóng chuyển mình từ huyện thành quận trong năm 2025.
Được biết, Nhà Bè đang thực hiện nhiều biện pháp để hiện thực hóa quyết tâm lên quận vào năm 2025 theo định hướng đô thị bền vững, phù hợp với chủ trương phát triển đô thị thông minh của thành phố. Phát triển kinh tế theo định hướng thương mại, dịch vụ, công nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng hơn 12%, thu ngân sách luôn đạt và vượt kế hoạch, huyện Nhà Bè đặt mục tiêu lên quận vào năm 2025.
Với sự tương trợ mạnh mẽ từ hạ tầng và tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế cùng cơ hội lên quận sớm, Nhà Bè hứa hẹn trở thành khu đô thị kiểu mẫu, hiện đại tương tự như quận 7 hiện nay. Nếu Phú Mỹ Hưng được xem là biểu tượng thịnh vượng của quận 7, thì trong tương lai gần, Nhà Bè sẽ chào đón các đại đô thị có quy mô không kém như: khu đô thị Zeitgeist với tổng diện tích 350ha đang triển khai giai đoạn 1, khu đô thị Dragon City rộng gần 100ha, khu đô thị - cảng Hiệp Phước được quy hoạch có diện tích 3.911ha…
Bất động sản khu Nam liên tục tăng giá phi mã
Bất động sản có đà tăng trưởng vượt bậc
Thị trường bất động sản Nam Sài Gòn vẫn đang trong đà tăng trưởng mạnh với nhiều dự án cạnh tranh về giá và chất lượng: Sunshine Diamond River – quận 7, Sunshine City Sài Gòn – quận 7, The Infiniti – quận 7, Eco Green Sài Gòn – quận 7, Sunrise Riverside – Nhà Bè, La Partenza – Nhà Bè, Celesta Rise – Nhà Bè, Orchid Park – Nhà Bè…
Đặc biệt, khi liên tục đón nhận những dự án hạ tầng giao thông nghìn tỷ, bất động sản khu Nam liên tục tăng giá phi mã trong suốt những năm qua. Quận 7 nhanh chóng trở thành tâm điểm phát triển mới của thành phố với giá đất phỏng tay. Còn theo khảo sát, khoảng 5 năm trước, giá đất thổ cư trung bình ở Nhà Bè chỉ khoảng 10 triệu đồng/m2. Đến thời điểm hiện tại, giá đất đã tăng lên gấp nhiều lần. Ở các vị trí tiềm năng, giá đất có khi lên đến gần trăm triệu đồng/m2.
Đánh giá về tiềm năng thị trường bất động sản Nam Sài Gòn, giới chuyên gia cho rằng các dự án chất lượng tại khu vực này sẽ vẫn là sự lựa chọn tối ưu cho số đông khách hàng có nhu cầu ở thực lẫn giới đầu tư sành sỏi.
Ánh Dương