Tranh cãi xoay quanh "được" - "mất" khi tự động hóa thay thế con người

(Tổ Quốc) - Giữa bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 tiếp tục lan tỏa trên từng khía cạnh của cuộc sống, chủ đề “tự động hóa” cũng ngày càng được quan tâm trong cộng đồng doanh nghiệp Việt.

Dù thực tế đã chứng minh, robot tự động có thể đơn giản hóa các quy trình xử lý, đóng gói, bốc xếp, dán nhãn… và đồng thời giải phóng người lao động khỏi những công việc nặng nề, dư luận vẫn hình thành hai luồng ý kiến trái chiều về chủ đề "tự động hóa thay thế con người".

Ưu điểm của tự động hóa - Doanh nghiệp có được lợi?

Đa phần giới chuyên gia phân tích, chủ doanh nghiệp và lao động thuộc "phe tích cực" đã công nhận những lợi điểm của việc ứng dụng hệ thống tự động hóa toàn diện:

Đầu tiên là tiết kiệm nhân công. Theo báo cáo kiểm nghiệm từ Hạo Phương, một nguyên công nếu sử dụng máy móc tự động có thể tăng năng suất lao động lên 300 - 400% so với nhân công thông thường. Ví dụ với quy trình đóng bao sản phẩm, giải pháp tự động hóa toàn diện OMBA (Open-mouth Bagging Automation - Hệ thống đóng bao tự động) của đơn vị này có thể thay thế cùng lúc 4 – 5 nhân công phục vụ cho một dây chuyền: Cấp bao – Xả nguyên liệu - May miệng bao – Xếp bao. Lượng nhân công này có thể phân bố ở các vị trí không tự động khác hoặc cắt giảm để tiết kiệm ngân sách.

Tranh cãi xoay quanh được - mất khi tự động hóa thay thế con người - Ảnh 1.

Việc ứng dụng tự động hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm hiệu quả nguồn lực nhân công.

Thứ hai là tiết kiệm thời gian và chi phí điện. Với máy móc tự động, chúng có thể hoạt động theo ý đồ của con người với thời lượng hoàn thành quy trình ngắn nhất, gần như không có "khoảng chết" và không tải điện lãng phí mỗi lần bật/tắt như trước. Hệ thống tự động còn có thể vận hành 24/7 và rất ít xảy ra sự cố.

Cuối cùng và đặc biệt quan trọng, các giải pháp tự động sẽ tiết kiệm chi phí vật liệu, cải thiện chất lượng và độ chính xác cho toàn bộ quy trình. Thông số trong quá trình sản xuất trên dây chuyền hay máy móc tự động đều được kiểm soát và đưa về trạng thái chuẩn theo mong muốn gần như ngay lập tức, giúp khâu sản xuất, lắp ráp, đóng gói đạt chất lượng sản phẩm tương đương với độ chính xác cao.

Tranh cãi xoay quanh được - mất khi tự động hóa thay thế con người - Ảnh 2.

Tự động hóa đã đạt nhiều thành tựu và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Nhược điểm theo góc nhìn số ít, đi kèm đánh giá khách quan

Bên cạnh các ưu điểm cốt lõi được "phe tích cực" đề cao, vẫn tồn tại một số nhận định trái chiều về khó khăn trong việc triển khai áp dụng cùng hệ quả do tự động hóa mang lại như:

Về yếu tố lỗi hệ thống và chi phí bảo trì, thì đây là một hệ thống tự động chỉ có trí thông minh nhân tạo giới hạn, dễ phát sinh trục trặc. Kéo theo là việc phải kiểm tra bảo trì thường xuyên, tiêu tốn nhiều ngân sách. Điều này buộc các doanh nghiệp phải có kế hoạch sản xuất – bảo trì hợp lý.

Bên cạnh đó, do tự động hóa vẫn đang trong giai đoạn phổ biến hóa nên có thể đi kèm chi phí phát triển quá mức. Ngoài ra, chi phí đầu tư ban đầu cũng là điều khiến "phe tiêu cực" quan ngại. Việc tự động hóa một quy trình xử lý sản phẩm thường sẽ đòi hỏi mức đầu tư ban đầu lớn hơn so với chi phí đơn vị sản phẩm, dù chi phí tự động hóa có thể được lan truyền giữa nhiều sản phẩm và khung thời gian.

Tranh cãi xoay quanh được - mất khi tự động hóa thay thế con người - Ảnh 3.

Tự động hóa có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệm trong tương lai

Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng khi máy móc tự động hóa thay thế lao động tay chân, hoặc đòi hỏi người lao động phải có kiến thức nền tảng về công nghệ. Đây cũng là xu thế của thời đại, buộc chúng ta phải phấn đấu để thích nghi nếu muốn tồn tại.

Để hóa giải mâu thuẫn giữa hai luồng nhận định nêu trên, cần tái nhìn vào xu thế ứng dụng dây chuyền máy móc và hệ thống tự động hóa rộng khắp trên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế.

Điển hình như một tập đoàn lớn trong nhóm ngành chăn nuôi là Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, doanh nghiệp này đã bắt kịp xu thế, hợp tác ứng dụng giải pháp tự động hóa OMBA từ Hạo Phương để tối ưu hóa quy trình đóng bao sản phẩm, khắc phục triệt để tình trạng chi phí nhân công ngày càng tăng cao. Nhiều doanh nghiệp Việt cũng như doanh nghiệp có vốn FDI cũng đang ứng dụng giải pháp tự động hóa, ghi nhận mức tăng trưởng tích cực và tiết kiệm hiệu quả nguồn lực.

Tranh cãi xoay quanh được - mất khi tự động hóa thay thế con người - Ảnh 4.

Hệ thống đóng bao tự động OMBA được Hạo Phương thực hiện tại nhà máy C.P. Việt Nam

Ứng với quan điểm của "phe tiêu cực", tự động hóa tuy không thể thay thế con người một cách toàn bộ nhưng đồng thời, khó có thể phủ nhận đây là chìa khóa tiên quyết cho thành công của doanh nghiệp sản xuất giữa bối cảnh Cách mạng công nghiệp.

Được thành lập từ năm 2004, Hạo Phương là nhà phân phối các sản phẩm điện công nghiệp cho các thương hiệu toàn cầu như Fuji Electric, Idec, Kansai, Circutor… Đồng thời, Hạo Phương cũng là nhà tích hợp và cung cấp các giải pháp tự động hóa 4.0 hàng đầu tại Việt Nam.

Hotline: 1800 6547

Website: https://haophuong.net/

Ánh Dương

Tin mới