Trẻ hoá thương hiệu ở ACB có phải chuyện "một ngày một đêm"?

Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập ACB, chủ tịch Trần Hùng Huy đã có tiết mục ấn tượng trên sân khấu kết hợp đàn piano, hát và nhảy dưới mưa. Ngay lập tức, tiết mục trở thành hiện tượng trên truyền thông.

Câu hỏi đặt ra là "Sau viral sẽ là gì?". Có thật khách hàng trẻ mà ACB tiếp cận được chỉ đến trong một đêm?

Tiếp cận khách hàng trẻ bằng sự thấu hiểu

Theo Insider Intelligence, đến cuối năm 2026, sẽ có ít nhất 4 triệu Gen Z mở tài khoản ngân hàng mới hàng năm. Đây là một nhóm người dùng mới tiềm năng mà nhà băng nào cũng muốn có được. Nhưng muốn chiều phải hiểu, vì Gen Z nổi tiếng vừa khó lại vừa dễ. Sẽ thật khó cho những ngân hàng chậm thay đổi và còn đi theo hướng truyền thống, nhưng lại dễ dàng với những nhà băng nhạy bén nắm bắt xu hướng thời thượng.

Trẻ hoá thương hiệu ở ACB có phải chuyện "một ngày một đêm"? - Ảnh 1.

ACB tiếp cận với nhóm khách hàng trẻ khi tìm ra ba đặc trưng: đó là sự chi tiêu thông minh (chỉ sẵn sàng chi trả cho những gì họ thực sự thấy giá trị), ngại thủ tục rườm rà (83% khách hàng trẻ sẽ chần chừ với những quy trình mất thời gian), và khả năng tập trung thấp (trung bình Gen Z chỉ cho mình 8 giây để tiếp thu một thông điệp).

Thấu hiểu những đặc tính này của nhóm khách hàng mục tiêu, ACB đã vạch ra một chiến lược trẻ hóa tinh tế và bài bản để hành động ngay sau hiệu ứng "viral" từ Chủ tịch diễn ra.

Rút ngắn khoảng cách với người trẻ bằng những giải pháp tài chính thông minh

Nếu là sinh viên hay dân văn phòng với thói quen uống cafe, bạn chắc chắn đã từng đau đầu khi tiền cafe cuối tháng lên tới cả triệu dù chỉ uống 30 nghìn mỗi ngày? Đây là lỗ hổng tài chính mang tên "latte factor" - thuật ngữ từ David Bach chỉ khoản tiền cà phê tưởng chừng nhỏ lẻ vô hại, nhưng khi nhìn lại, chúng lại chiếm một phần không nhỏ trong thu nhập chúng ta.

Để xử lý lỗ hổng này, tấm Thẻ ACB Urbox là giải pháp bù đắp cho túi tiền khách hàng. Sử dụng thẻ Urbox giúp bạn tích lũy điểm thưởng không giới hạn đến 5% giá trị giao dịch khi mua sắm ở các thương hiệu thân thiết với Gen Z như: Starbucks, Phúc Long, Gojek, Circle K, GS 25...

ACB hiểu rằng mỗi giai đoạn cuộc sống của khách hàng sẽ có những nhu cầu tài chính khác nhau, từ đó ngân hàng xây dựng chiến lược cá nhân hóa với 4 loại thẻ tín dụng khác nhau:

Thẻ ACB UrBox Chi tiêu tích điểm đổi quà: giai đoạn người dùng trẻ đang làm quen với quản lý tài chính, đang phân vân lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với phong cách sở thích trẻ trung hiện đại.

Thẻ Hoàn tiền Chi tiêu: giai đoạn đầu lập nghiệp, khi khách hàng có kiến thức về tài chính cùng thu nhập tốt hơn để bắt đầu xây dựng nền tảng tài chính cá nhân và gia đình.

Thẻ Signature: giai đoạn sự nghiệp thăng hoa, chiếc thẻ giúp người dùng thoả mãn vật chất cuộc sống, thích trải nghiệm mới mẻ và chăm sóc đời sống tinh thần cho bản thân và gia đình.

Thẻ Infinite: chiếc thẻ song hành cùng giai đoạn đỉnh cao cuộc đời, kiến tạo và lan tỏa giá trị cho thế hệ mai sau.

Trẻ hoá thương hiệu ở ACB có phải chuyện "một ngày một đêm"? - Ảnh 2.

Thủ tục rườm rà hóa nhẹ tênh nhờ ACB ONE

Không còn các quy trình phức tạp khiến người dùng bối rối, ACB cho ra đời ứng dụng ACB ONE với phương châm "sống nhẹ thêm vui", tích hợp các kênh bán hàng cùng công nghệ AI để rút ngắn mọi quy trình mở tài khoản trực tuyến cho khách.

ACB ONE giúp khách hàng không phải trả phí mà còn được hưởng nhiều lợi ích phù hợp với từng nhu cầu như: tích điểm đổi quà tặng, hoàn tiền khi nạp tiền điện thoại, tham gia các chương trình quay số trúng thưởng có giá trị lớn, được trải nghiệm vào phòng chờ thương gia, tận hưởng các chuyến du lịch nghỉ dưỡng…

Khi mở thẻ trên ứng dụng ACB ONE, bạn cũng có thể dùng điểm thưởng tích lũy để đổi quà và trải nghiệm mọi dịch vụ yêu thích tại hơn 250 thương hiệu nhà hàng, thời trang, mua sắm giải trí.

Truyền thông dễ hiểu, "vừa nhìn đã nhớ"

Trung bình một Gen Z chỉ có 8 giây để tiếp cận một thông tin. Làm thế nào để gây ấn tượng với Gen Z khi họ phải tiếp xúc với hàng nghìn nội dung mới mỗi ngày?

ACB đã hợp tác cùng các ví điện tử như Momo, ZaloPay giúp khách mở tài khoản trực tiếp ở mọi nơi, kèm nhiều ưu đãi và voucher mua sắm, ăn uống, và giải trí hấp dẫn, bắt mắt.

Trẻ hoá thương hiệu ở ACB có phải chuyện "một ngày một đêm"? - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, đây cũng là một nước đi thấu hiểu người dùng khi Gen Z luôn ưa chuộng phương án chuyển tiền tốc độ, hoặc quét mã QR trong vài giây mà không cần phải bấm một dãy số tài khoản dài. Họ cũng được ví như một thế hệ ưa thích thanh toán không tiền mặt, khi sở hữu ví điện tử, ngân hàng số, app mobile banking... thay vì giữ khư khư tiền mặt trong túi của mình. Và ACB sẽ có mặt ở mọi dịch vụ app đồng hành cùng khách hàng như thế.

Nút thắt để "Remember us this way"

Sau nỗ lực xây dựng hình ảnh thương hiệu hiện đại trẻ trung, ACB cần một cột mốc ấn tượng ghi dấu ấn trong lòng khách hàng.

Trẻ hoá thương hiệu ở ACB có phải chuyện "một ngày một đêm"? - Ảnh 4.

Và hiện tượng viral từ chủ tịch Trần Hùng Huy chính là nút thắt đáng nhớ cho chiến lược trẻ hóa thương hiệu. Không phải nhà lãnh đạo nào cũng công khai danh tính trước công chúng, đặc biệt là một nơi mang tính truyền thống như ngân hàng. Nhưng Trần Hùng Huy thì không, vốn dĩ ông đã sở hữu một lượng "fan" khủng ngay cả trước khi sự kiện kỷ niệm lên sóng.

Chính sự đối lập giữa một "banker" truyền thống và hình tượng đa tài, hiện đại này đã giúp chủ tịch ACB gây hiệu ứng tò mò trước công chúng, gợi cho họ sự quan tâm, từ đó xây dựng "brand love" với ACB - một "ngân hàng trẻ" với một đội ngũ lãnh đạo trẻ thấu hiểu khách hàng của mình và luôn đồng hành cùng họ.

Sự kiện chủ tịch nhảy dưới mưa sẽ luôn được nhớ đến khi nhắc về ACB. Nhưng đây không phải là điểm khởi đầu hay hiện tượng một đêm, mà là sự tiếp nối chiến lược trẻ hóa một cách xuyên suốt và bài bản từ ACB. Đây chính là thành công từ sự kế thừa giá trị nền tảng mà cả tập thể ACB đã nỗ lực xây dựng và theo đuổi trong suốt 30 năm qua.

Tin Cùng Chuyên Mục
Hanwha Life đẩy mạnh chiến lược trở thành tập đoàn tài chính toàn diện toàn cầu

Hanwha Life đẩy mạnh chiến lược trở thành tập đoàn tài chính toàn diện toàn cầu

Hanwha Life Hàn Quốc tích cực đẩy mạnh chiến lược trở thành tập đoàn tài chính toàn diện toàn cầu, thông qua các thương vụ M&A đáng chú ý như quyết định mua lại toàn bộ ngân hàng Hanwha Savings Bank (Hàn Quốc) và phần lớn cổ phần công ty tài chính Velocity Clearing (Hoa Kỳ) trong thời gian gần đây.
Tin mới