(Tổ Quốc) - Là một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam, Unilever đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến một thế giới không rác thải.
Rác thải nhựa – vấn đề có thể giải quyết với một kế hoạch hành động mạnh mẽ
Theo thống kê năm 2021 từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó có đến gần 1 triệu tấn bị thải ra biển – nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.
Riêng tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, số lượng rác thải nhựa mỗi ngày đưa ra môi trường lên đến 80 tấn. Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế. Đồng thời, chính phủ ban ngành cũng đang đưa ra nhiều dự luật, nghị định mới trong tương lai đánh mạnh về thuế bảo vệ môi trường, như một cách thức để giảm thải tác động của rác thải nhựa trong cuộc sống thường nhật.
Là một tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu và tiên phong khởi xướng Kinh tế Tuần hoàn trong Quản lý Rác Thải nhựa cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Unilever không ngừng thúc đẩy chiến lược quản lý nhựa bền vững, hướng đến một thế giới không rác thải tại Việt Nam.
Theo đó, doanh nghiệp tập trung vào giải pháp bao bì có thể tái chế, giảm lượng nhựa sử dụng trong sản xuất, tăng sử dụng nhựa tái chế, và tập trung vào phân loại, thu gom, xử lý rác thải nhựa thông qua 3 cam kết cụ thể cho giai đoạn từ nay đến năm 2025: 100% bao bì có thể tái chế; Giảm 50% nhựa sử dụng trong sản xuất; Thu gom và xử lý rác thải nhựa nhiều hơn lượng nhựa bán ra.
Để hiện thực hóa những cam kết này, Unilever Việt Nam đã triển khai mô hình "Ít nhựa hơn, nhựa tốt hơn, không dùng nhựa".
"Với mô hình ‘ít nhựa hơn, nhựa tốt hơn, không dùng nhựa’, chúng tôi tập trung vào hai yếu tố chính. Đầu tiên, chúng tôi cần đảm bảo mọi thứ chúng tôi sản xuất đều có thể tái chế. Thứ hai, chúng tôi phải sử dụng tối đa vật liệu tái chế, chính bởi khi sử dụng vật liệu tái chế là chúng ta sẽ gia giảm sử dụng nhựa nguyên sinh", bà Nguyễn Thị Bích Vân – Chủ tịch Unilever Việt Nam chia sẻ.
Những bước tiến lạc quan
Để thực hiện cam kết "ít nhựa hơn", chai sản phẩm của nhiều nhãn hàng như Sunlight, Comfort, Love Beauty & Planet được sản xuất từ 100% nhựa tái chế PCR. Các hoạt động nạp đầy sản phẩm từ thương hiệu Comfort, Sunlight, Tresemme, Love Beauty & Planet, Dove, Sunsilk...khuyến khích khách hàng đổ sản phẩm vào chai rỗng cũ tại nhà. Hay kết cấu sản phẩm từ Unilever cũng được cải tiến đậm đặc hơn để chứa trong chai có thể tích nhỏ hơn, thời gian sử dụng hết sản phẩm chứa trong một chai đựng sẽ dài hơn, từ đó góp phần giảm lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất bao bì.
Kết cấu sản phẩm đậm đặc hơn giúp Unilever sử dụng ít nhựa hơn trong sản xuất bao bì
Với tiêu chí "nhựa tốt hơn", các nhãn hàng từ Unilever đã, đang nghiên cứu và tiến hành đổi mới cấu trúc bao bì sản phẩm để có thể tái chế mà vẫn đảm bảo chất lượng. Có thể nhắc đến dòng sản phẩm dầu gội dây từ Clear, với bao bì sử dụng nguyên liệu nhựa đồng nhất Polyethylene (PE) cùng công nghệ Mono Material & Smartsense™ có thể tái chế. Khi bao bì sản phẩm sử dụng nhựa tốt hơn đồng thời thúc đẩy việc tái chế, tái sử dụng nhựa, góp phần vào sử dụng "ít nhựa hơn".
Bao bì dầu gội dây từ Clear với công nghệ Mono Material & Smartsense™ có thể tái chế
Cuối cùng, để tiến tới "không dùng nhựa", Unilever đã mang đến những phát minh mới với các sản phẩm bánh xà phòng, que khử mùi có thể thay lõi, bàn chải tre…
Dù COVID-19 đã gây ra nhiều thách thức cho hầu hết các hoạt động, nhưng Unilever Việt Nam vẫn giữ vững các cam kết và đến nay đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: 62% bao bì của sản phẩm đều có thể tái sử dụng, tái chế hoặc dễ dàng phân hủy; Cắt giảm 55% lượng nhựa trong sản xuất nhờ vào giảm sử dụng nhựa nguyên sinh và tăng cường sử dụng nhựa tái chế; 100% bao bì sản phẩm có sử dụng nhựa tái chế PCR.
Bên cạnh đó, Unilever Việt Nam còn tích cực đẩy mạnh ở mảng phân loại tại nguồn và thu gom rác thải nhựa thông qua thiết lập hệ thống phân loại và thu gom tại Hà Nội, và đến nay đã thu gom được 6.500 tấn rác thải nhựa, hướng đến cam kết "thu gom và xử lý rác thải nhựa nhiều hơn lượng bán ra".
Ánh Dương