(Tổ Quốc) - Chỉ số Dollar index tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 20 năm, và USD đạt “đỉnh” 24 năm so với yen Nhật sau khi dữ liệu của Mỹ cho thấy nền kinh tế nước này vẫn mạnh mẽ bền bỉ - điều kiện để Fed tăng mạnh hơn nữa lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát.
Đồng bạc xanh đã mạnh lên trong phiên thứ Năm (1/9) sau khi một báo cáo từ Chính phủ Mỹ cho thấy số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần vừa qua tiếp tục giảm, thể hiện nhu cầu mạnh mẽ đối với người lao động và điều kiện thị trường lao động tiếp tục trong tình trạng thắt chặt.
Báo cáo cũng cho thấy số lượng nhân viên bị sa thải đã giảm trong tháng 8, bất chấp việc Fed tăng lãi suất mạnh mẽ để dập tắt lạm phát – đọng thái thường làm gia tăng nguy cơ suy thoái.
Dữ liệu từ Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho thấy ngành sản xuất của nước này trong tháng 8 tiếp tục tăng trưởng ổn định khi số lượng việc làm và đơn đặt hàng mới tăng trở lại, trong khi áp lực giá cả tiếp tục giảm, củng cố kỳ vọng lạm phát có khả năng đã đạt đỉnh.
Shaun Osborne, giám đốc chiến lược tiền tệ của Scotiabank, cho biết: "Thị trường chứng khoán gần đây giảm giảm điểm trong khi sản xuất gia tăng có thể phán ánh thực tế là kinh tế Mỹ không có dấu hiệu chậm lại", FX tại Scotiabank, cho biết sau dữ liệu của ISM .
"Điều đó có thể làm nghiêng kỳ vọng về một Fed diều hâu hơn một chút."
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các tiền tệ đối tác chủ chốt của Mỹ - lúc kết thúc ngày 1/9 theo giờ Việt Nam tăng 0,873% lên 109,81, cao nhất kể từ tháng 6 năm 2002.
Các nhà phân tích của Generali Insurance Asset Management cho biết: "Ngay cả sau khi đạt được những kỷ lục mới, sức mạnh của USD có thể mở rộng hơn nữa, được thúc đẩy bởi sự suy thoái toàn cầu nói chung và cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu nói riêng".
Kỳ vọng về việc Mỹ tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp tại cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tháng tới đang tăng lên nhờ dữ liệu kinh tế vững chắc. Thị trường hiện đang đánh giá có tới 77,1% khả năng xảy ra tình huống này.
Điều đó đã giúp đẩy lợi suất Trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất trong hơn hai tháng, là 3,26%.
Mọi sự chú ý của thị trường đang đổ dồn vào bảng lương trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ tháng 8/2022, sẽ công bố vào thứ Sáu (2/9).
Đồng euro trong phiên vừa qua có lúc giảm 1,24%, trở lại dưới mức tương đương so với đồng USD, xuống 0,9931 USD, trong khi bảng Anh chạm mức thấp nhất trong hai năm rưỡi, là 1,1522 USD trước khi kết thúc ngày 1/9 theo giờ Việt Nam ở mức hồi phục nhẹ để chỉ còn giảm 0,86%, bởi đồng USD với vị thế là nơi trú ẩn an toàn cũng được được hỗ trợ bởi tâm lý của nhà đầu tư lúc này là tránh xa các tài sản rủi ro.
Trong tháng 8, bảng Anh đã giảm 4,6% so với USD do nhiều khó khăn đang bủa vây nền kinh tế này. Đây là mức giảm nhiều nhất kể từ tháng 10/2026. Từ đầu năm đến nay, bảng Anh giảm 15% bởi lo ngại về nền kinh tế Anh tăng trưởng chậm lại trong khi lạm phát tăng vọt lên hai con số
Lạm phát của Anh đã chạm mức 10% trong tháng Bảy, mức cao nhất trong 40 năm và được dự đoán sẽ tăng cao hơn, làm giảm mạnh khả năng chi trả của những người tiêu dùng khó tính hơn nữa. Trái phiếu chính phủ Anh cũng đang bị ảnh hưởng khi chịu mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ năm 1994.
Kết quả một cuộc khảo sát do Reuters thực hiện cho thấy hoạt động sản xuất trên toàn khu vực đồng euro tháng 8 đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp, phản ánh sự sụt giảm hoạt động của các nhà máy trên toàn thế giới, và mặc dù chi phí năng lượng của châu Âu đã giảm nhẹ trong tuần này nhưng vẫn ở mức cao. Đồng yên Nhật phiên vừa qua cí lúc giảm xuống mức thấp, 140,225 JPY/USD, thấp chưa từng thấy kể từ năm 1998. Kết thúc phiên, USD vẫn tăng 0,71% lên 139,94 yên.
"Động lực chính vẫn là chênh lệch tỷ giá giữa Nhật Bản và Mỹ.... Chúng tôi nghĩ rằng tương lai phía trước sẽ phụ thuộc vào cách tỷ giá của Mỹ hoạt động", chiến lược gia Sosuke Nakamura của JPMorgan ở Tokyo cho biết.
Đồng đô la Ausralia và đô la New Zealand - nhạy cảm với rủi ro - cũng được bán tháo như một phần của động thái hướng tới tài sản trú ẩn an toàn. và chạm mức thấp nhất kể từ tháng Bảy.
Đồng AUD phiên vừa qua giảm 0,77% xuống 0,67905 USD, trong khi NZD giảm 0,78% xuống 0,6072 USD.
Đà giảm của đồng nhân dân tệ chậm lại trong phiên vừa qua do kỳ vọng vào những chương trình hỗ trợ của Ngân hàng trung ương Anh.
Đồng nhân dân tệ trên thị trường Trung Quốc kết thúc phiên giao dịch 1/9 ở mức 6,8990 CNY/USD, giảm 72 pips so với mức đóng cửa đêm muộn hôm trước, là 6,8918.
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin lúc kết thúc ngày 1/9 giảm nhẹ xuống dưới 20.000 do tâm lý xa lánh tài sản rủi ro ở thời điểm hiện tại.
Giá vàng giảm mạnh xuống dưới 1.700 USD do USD mạnh lên và nhà đầu tư đặt cược vào việc Fed tăng lãi suất tích cực làm xói mòn sức hấp dẫn của vàng.
Lúc kết thúc ngày 1/9 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 1% xuống 1.694,19 USD/ounce, thấp nhất kể từ ngày 21 tháng 7; giá vàng giao tháng 12/2022 giảm 0,9% xuống 1.710,50 USD.
Vàng được coi là một kho lưu trữ giá trị an toàn trong bối cảnh kinh tế bất ổn nhưng các nhà đầu tư thường chọn tài sản sinh lãi khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất.
Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa của TD Securities cho biết: "Nếu Fed tiếp tục theo lộ trình chống lạm phát của mình và giữ lãi suất tăng cao chứ không cắt giảm lãi suất ngay cả trong suy thoái kinh tế, thì điều đó sẽ không tốt cho vàng".
Theo ông Ghali: "Nếu vàng phá vỡ dưới phạm vi 1.675 đô la, chúng tôi cho rằng áp lực bán ra sẽ xuất hiện."
Theo Refinitiv, Coindesk
Vũ Ngọc Diệp