(Tổ Quốc) - USD tăng mạnh trong phiên 14/6, lập kỷ lục cao mới chưa từng có trong vòng 2 thập kỷ khi các nhà giao dịch chuẩn bị cho việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuần này sẽ tăng lãi suất trong nỗ lực kiềm chế lạm phát.
Kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất mạnh hơn so với những dự báo trước đây đã khiến thị trường tài chính rơi vào trạng thái bất ổn, với chỉ số S&P 500 tiếp tục lao dốc trong bối cảnh gia tăng lo ngại về triển vọng kinh tế.
Cho đến thời điểm hiện tại, có gần 90% các nhà phân tích và nhà giao dịch cho rằng Fed sẽ nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản khi kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày, vào thứ Tư (15/6).
Karl Schamotta, chiến lược gia thị trường thuộc công ty thanh toán kinh doanh Corpay cho biết: "Sẽ rất khó để Fed có thể vượt ra khỏi xu hướng ‘diều hâu’ ở thời điểm này".
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – kết thúc ngày 14/6 theo giờ Việt Nam tăng 0,1% lên 105,27, trươc đó trong cùng phiên có lúc leo lên 105,32, mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2002.
Với những lo ngại liên quan đến lạm phát và tăng trưởng đang ảnh hưởng đến các nền kinh tế trên toàn thế giới, đồng bạc xanh đã được hưởng lợi từ dòng chảy đến với tài sản trú ẩn an toàn trong những tuần và tháng gần đây.
Biến động tỷ giá các đồng tiền lớn trong năm nay.
Michael Brown, người đứng đầu bộ phận tình báo thị trường của công ty thanh toán Caxton ở London, cho biết: "Đồng đô la Mỹ vẫn là đồng đô la hoạt độngtốt nhất trong số các loại tiền đô la trên thị trường ngoại hối". Theo ông Brown: "Giao dịch hôm nay là một sự bình tĩnh như thường thấy trước cuộc họp của Fed, mặc dù tôi nghi ngờ điều này sẽ kéo dài, với một Fed ‘diều hâu’ có khả năng cung cấp chất xúc tác cần thiết để đẩy tăng giá hơn nữa (đối với đồng đô la)," Brown nói.
Do nhu cầu đối với các tài sản rủi ro giảm sút, đồng đô la Australia kết thúc phiên giảm 0,56%, trong khi đô la New Zealand giảm 0,54%.
So với đồng yên JPY, đồng đô la không đổi ở mức 134,56 yên.
Sự suy yếu của đồng tiền Nhật Bản - giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998 so với đồng USD vào thứ Hai (13/6) - đã khiến người phát ngôn hàng đầu của chính phủ Nhật Bản cho biết Tokyo lo ngại về sự sụt giảm mạnh của đồng tiền này và sẵn sàng "có hành động thích đáng" nếu cần.
Ông Schamotta của Corpay cho biết: "Nỗ lực của các quan chức Nhật Bản nhằm nâng cao tỷ giá tiền tệ đang mang lại kết quả".
Đồng bảng Anh giảm 0,86% xuống 1,203 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020, sau khi Bộ trưởng thứ nhất của Scotland, Nicola Sturgeon, cho biết bà đã sẵn sàng chia sẻ chi tiết về kế hoạch cho một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập mới. Thủ tướng Anh Boris Johnson và Đảng Bảo thủ của ông, đảng đối lập ở Scotland, phản đối mạnh mẽ một cuộc trưng cầu dân ý như vậy.
Đồng nhân dân tệ Trung Quốc hồi phục từ mức thấp nhất trong vòng 1 tháng so với USD khi các khách hàng là doanh nghiệp đổ xô chốt lời nhờ nhờ đồng bạc xanh tăng trước đó.
Các quan điểm thay đổi nhanh chóng trên thị trường tài chính đã mở ra cơ hội cho việc Fed tăng lãi suất 3/4 điểm phần trăm trong tuần này.
Trên thị trường giao ngay, nhân dân tệ nội địa trải qua một phiên biến động mạnh, mở cửa ngày 14/6 ở mức 6,7600 CNY/USD, sau đó giảm xuống 6,7650 CNY, thấp nhất kể từ 19/5, song sau đó đảo chiều tăng 149 pip so với phiên liền trước, lên 6,7381.
Trên thị trường tiền tệ, Bitcocin giảm xuống mức thấp nhất mới trong 18 tháng, khi mạng lưới cho vay tiền điện tử lớn Celsius đóng băng các khoản rút tiền và triển vọng Fed tăng lãi suất mạnh làm rung chuyển thị trường các tài sản dễ "bốc hơi".
Kết thúc phiên 14/6, Bitcoin giảm 4,5%, xuống 22.163,83 USD/BTC.
Trong phiên, có lúc BTC giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 18 tháng, là 20.816 USD. Trong phiên liền trước (thứ Hai, 13/6), loại tiền điện tử lớn nhất thế giới này đã mất 15%, thấp hơn gần 70% so vớ mức cao kỷ lục, 69.000 USD vào tháng 111/2021.
Bitcoin đang lao dốc mạnh.
Khởi đầu của đợt giảm giá Bitcoin là do các yếu tố vĩ mô, đã và đang góp phần vào sự giảm giá trên thị trường tiền điện tử, với tình trạng lạm phát tràn lan tiếp tục diễn ra và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tăng lãi suất trong tuần này.
"Kể từ tháng 11/2021, tâm lý thị trường đã thay đổi mạnh mẽ do Fed tăng lãi suất và quản lý lạm phát. Chúng tôi cũng dự kiến khả năng có thể diễn ra một đợt sụt giảm khi Fed cần phải xử lý vấn đề lạm phát", Vijay Ayyar, một vị lãnh đạo của sàn giao dịch tiền điện tử Luno, cho hay. .
Năm nay, thị trường tiền điện tử đã nổi sóng kể từ giữa tháng 5 khi cái gọi là thuật toán và stablecoin TerraUSD, hay UST, và tiền điện tử chị em của nó là Luna sụp đổ.
Giá vàng cũng biến động mạnh trong phiên này, tăng vào đầu phiên sau đó hồi phục vào cuối ngày.
Kết thúc phiên 14/6 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,3% xuống 1.813,77 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tương lai giảm 0,8% xuống 1.816,80 USD.
Trên thị trường trong nước, giá vàng ngày 14/6 tiếp tục giảm mạnh, đưa tổng mức giảm của giá vàng miếng SJC trong 2 ngày qua là 1,1 triệu đồng/lượng, theo đó giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 67,5 triệu đồng/lượng, bán ra 68,3 triệu đồng/lượng.
Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures cho biết: "Điều chính thúc đẩy vàng ngay bây giờ là dự đoán về một Fed rất quyết liệt khi nói đến lãi suất vào ngày mai, dựa trên dữ liệu lạm phát gần đây", Bob Haberkorn.
Nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo viết trong một ghi chú: "Cuộc chạy đua chống lạm phát thành công hay không thành công trước khi nền kinh tế bắt đầu suy yếu đã trở thành một chủ đề chính và sẽ quyết định hướng đi cuối cùng của vàng".
Tham khảo: Refinitiv
Vũ Ngọc Diệp