(Tổ Quốc) - Với công suất thiết kế khoảng 500.000 TEU/ năm và dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động từ Q3.2022, cảng VMIC Đình Vũ kỳ vọng có thể bắt đầu đóng góp vào lợi nhuận của VSC từ năm 2023 và gia tăng đáng kể hiệu quả vận hành hệ thống cảng của VSC trong các năm tới.
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) vừa có báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh của CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (mã VSC).
Năm 2021, doanh thu thuần của VSC đạt 1.892 tỷ đồng ( 12,0% yoy) nhờ sự phục hồi đà tăng trưởng của sản lượng hàng hóa và nhu cầu logistics khu vực Hải Phòng; Áp lực cạnh tranh tại khu vực xung quanh các cảng của VSC (GreenPort và VIP Green) không còn nhiều.
Đặc biệt, doanh thu dịch vụ logistics ngoài cảng (depot, vận tải, lưu kho) ghi nhận mức tăng trưởng mạnh ( 55,1% yoy) khi doanh nghiệp liên tục gia tăng năng lực và vị thế trong việc cung cấp chuỗi dịch vụ logistics đầy đủ.
LNST năm 2021 của VSC tăng trưởng 39,6% so với cùng kì và đạt 414 tỷ đồng. Theo VSBS, biên lợi nhuận gộp của VSC cải thiện tích cực so với cùng kì nhờ: (1) Đặc điểm ngành vận hành cảng với phần lớn chi phí (khấu hao, nhân công, dịch vụ mua ngoài,...) không mở rộng nhiều khi doanh thu tăng trưởng; (2) Chi phí dịch vụ mua ngoài tiếp tục duy trì ở mức thấp khi doanh nghiệp đã cải thiện đáng kể hiệu quả vận hành và điều phối tàu vào cảng, do đó hạn chế chuyển tải tới cảng PTSC Đình Vũ.
Năm 2022, VSC đặt kế hoạch doanh thu đạt 1.900 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,4% so với năm 2021. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 500 tỷ đồng, vượt 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng xếp dỡ cảng biển là 1,1 triệu TEU, tăng 10%. Cổ tức 20%.
VCBS đánh giá trong giai đoạn 2022-2024, VSC kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng của kết quả kinh doanh cùng với xu hướng tích cực của sản lượng hàng hoá thông qua cảng và nhu cầu dịch vụ logistic tại khu vực Hải Phòng cùng các khoản đầu tư mới sẽ đóng góp vào lợi nhuận.
Kỳ vọng tăng trưởng tích cực tại cảng VIP Green
Theo báo cáo của VCBS, cới vị trí nằm tại khu vực trung nguồn sông Cấm (Hải Phòng) và công suất thiết kế lên đến 600.000 TEU/ năm, cảng VIP Green là cảng có quy mô lớn nhất và là nguồn đóng góp quan trọng đến kết quả kinh doanh của VSC. Trong giai đoạn 2018-2020, cảng VIP Green cùng với các cảng trung nguồn sông Cấm (Cảng Đình Vũ, Tân Vũ, Nam Hải Đình Vũ) chịu áp lực không nhỏ đến nguồn hàng và hiệu quả kinh doanh đến từ xu hướng dịch chuyển của các hãng tàu xuống các cảng sâu về hạ nguồn và khu vực Lạch Huyện.
Tuy vậy, xu thế dịch chuyển trên về cơ bản đã kết thúc từ giữa năm 2020 và nhóm cảng trung nguồn trong đó có VIP Green đã ghi nhận xu thế tăng trưởng trở lại về sản lượng và doanh thu.
VCBS đánh giá sản lượng qua cảng VIP Green sẽ duy trì đà tăng trưởng tích cực trong giai đoạn vài năm tới nhờ sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng kỳ vọng tăng trở lại sau giai đoạn dịch bệnh; Nhiều khu công nghiệp lớn tại miền Bắc đi vào giai đoạn hoàn tất đầu tư hạ tầng và bắt đầu đón khách thuê trong năm 2022-2023.
Cùng với xu hướng thúc đẩy đầu tư công, UBND Thành phố Hải Phòng đã đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các cảng nội thành để phục vụ các dự án giao thông. Qua đó, các cảng trung nguồn sông Cấm trong đó có VIP Green sẽ hưởng lợi từ nguồn hàng container dịch chuyển từ khu vực thượng nguồn khi các cảng container khu vực trên chuyển sang phục vụ hàng rời – thay thế cho các cảng trong nội thành hiện nay.
VIP Green sở hữu lợi thế về nguồn hàng từ cổ đông chiến lược Evergreen – hãng tàu có lưu lượng hàng hóa lớn tại khu vực Hải Phòng.
Cảng VIMC Đình Vũ đóng góp lợi nhuận từ năm 2023
Trong năm 2021, VSC đã hoàn tất mua lại 36% cổ phần tại cảng VIMC Đình Vũ (Vinalines Đình Vũ) và chính thức trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại cảng này chỉ sau Vinalines.
Với công suất thiết kế khoảng 500.000 TEU/ năm và dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động từ Q3.2022, cảng VMIC Đình Vũ kỳ vọng có thể bắt đầu đóng góp vào lợi nhuận của VSC từ năm 2023 và gia tăng đáng kể hiệu quả vận hành hệ thống cảng của VSC trong các năm tới.
Là một cảng container nằm về hạ nguồn sông Cấm, sát cửa biển với độ sâu luồng nước lớn, cảng VIMC Đình Vũ có nhiều lợi thế trong việc thu hút nguồn hàng khi phần lớn hãng tàu có xu hướng gia tăng dần trọng tải đội tàu.
Việc sở hữu cổ phần liên kết tại một cảng hạ nguồn mang đến cho VSC khả năng chuyển tải khi các cảng chính không thể tiếp nhận tàu, qua đó gia tăng lợi thế cạnh tranh của nhóm cảng trong việc điều động tàu.
Trong năm 2022, VSC có kế hoạch tăng góp vốn tại công ty con GLC (TNHH MTV Trung tâm Logistics Xanh) nhằm thực hiện mua lại cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ (Hải Phòng). Công ty dự kiến có thể hoàn tất mua lại và bắt đầu hợp nhất kết quả kinh doanh ngay từ Q3.2022. Việc sở hữu thêm một bãi depot sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả luân chuyển hàng hóa giữa các đơn vị thành viên của VSC và giải tỏa bớt một phần công suất khi cảng GreenPort và VIP Green đang tiến tới giới hạn công suất thiết kế.
Theo đánh giá của VCBS, sau khi hoàn thành kế hoạch đầu tư, VSC về cơ bản sẽ hoàn thành hệ thống logistics hàng hải có quy mô hàng đầu cả nước bên cạnh Gemadept, Tân Cảng Sài Gòn và Vinalines. Chiến lược tập trung đầu tư trên địa bàn Hải Phòng giúp VSC: (1) Khai thác tốt hiệu quả dịch vụ bổ trợ từ các đơn vị thành viên và đối tác chiến lược; (2) Gia tăng lợi thế địa phương, qua đó nâng cao vị thế đàm phán, khả năng giành quyền phát triển dự án mới và mua lại các doanh nghiệp trên địa bàn.
VCBS đánh giá cao triển vọng dài hạn của VSC khi doanh nghiệp đang liên tục thực hiện các thương vụ M&A và dần nâng tầm doanh nghiệp thành một trong những holdings ngành logistics hàng hải có quy mô lớn nhất cả nước, qua đó mở ra tiềm năng tăng trưởng dồi dào trong giai đoạn tới.
VCBS dự phóng doanh thu năm 2022 của VSC đạt 2.200 tỷ đồng ( 16,3% yoy), lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 414 tỷ đồng ( 18,2% yoy), tương ứng với EPS là 3.759 VNĐ/ cổ phiếu.
Dự phóng kết quả kinh doanh của VSC các năm tới (nguồn: VCBS)
Châu Cao