Vượt qua đại dịch từ triết lý sống đẹp của người Nhật

(Tổ Quốc) - Văn hóa Nhật Bản luôn có những điều đáng để chúng ta học hỏi, tại thời điểm "làn sóng" Covid-19 dâng cao, chúng ta học được gì từ những triết lý sống đẹp của người Nhật?

義理 (Giri) – Trách nhiệm đối với xã hội: Giri – "Nghĩa" hiện diện trong tất cả các mối quan hệ theo chiều dọc – chiều ngang của người Nhật, không dừng lại quan hệ cá nhân, Giri còn biểu hiện ở trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội. Học tập triết lý Giri của người Nhật tại giai đoạn làn sóng dịch đang dâng cao thật ra không phải điều gì lớn lao, chỉ cần thực hiện tốt thông điệp 5K "Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế" và khuyến khích mọi người cùng thực hiện, bạn đã đóng góp một phần thành công trong công cuộc chống dịch của cộng đồng.

我慢 (Gaman) – vững vàng vượt qua khó khăn: Trong tiếng Nhật, khi nói đến Gaman, người bản địa sẽ hiểu ngay bạn đang đề cập đến sự kiên trì, nhẫn nại để vượt qua khó khăn, thử thách. Từ bé, những đứa trẻ Nhật Bản đã được dạy dỗ sống theo triết lý Gaman nhằm rèn luyện sự vững vàng trong suốt quá trình trưởng thành. Liên kết triết lý Gaman trong giai đoạn dịch bệnh, đó chính là sự vững vàng xuất phát từ cân bằng Thân – Tâm. Ngoài rèn luyện những bài tập thể chất đơn giản tại nhà, giữ suy nghĩ tích cực, bổ sung thực phẩm chức năng như viên uống Linh Chi, Blueberry, Collagen… cũng là cách hiệu quả để lập "khiên chắn" miễn dịch, giảm thiểu căng thẳng, lo âu.

Vượt qua đại dịch từ triết lý sống đẹp của người Nhật - Ảnh 1.

Kể cả khi những cơ sở rèn luyện thể chất đã tạm ngưng hoạt động đểphòng dịch, bạn vẫn nên duy trì thói quen luyện tập những động tác cơbản tại nhà.

遠慮 (Enryo) – quan tâm đến mọi người xung quanh: Không chỉ dừng lại ở việc luôn thể hiện sự tôn trọng, lễ độ trong các mối quan hệ, Enryo trong lối sống của người Nhật chính là việc tinh tế quan sát, để tâm đến tình trạng và suy nghĩ của những người xung quanh thông qua từng lời nói, cử chỉ và hành động. Chiêm nghiệm triết lý Enryo giữa "tâm bão" Covid-19, chúng ta sẽ nhận ra rằng bản thân vững vàng thôi chưa đủ, thể hiện sự quan tâm người xung quanh bằng những lời thăm hỏi, động viên, hay gửi trao món quà chăm sóc sức khỏe… Đó chính là sức mạnh cộng đồng lớn lao để đẩy lùi đại dịch.

Vượt qua đại dịch từ triết lý sống đẹp của người Nhật - Ảnh 2.

Gửi tặng những món quà chăm sóc sức khỏe cũng là một hành động thể hiện sự quan tâm khi không thể trực tiếp gặp gỡ.

もったいない (Mottainai) – không lãng phí: Luôn tồn tại và in hằng trong lối sống của người Nhật, Mottainai như một kim chỉ nam người Nhật luôn tuân theo để thể hiện sự trân trọng dành cho những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Sống giữa thời kỳ mà mọi quyết định quan trọng như kế hoạch tài chính, kế hoạch phát triển bản thân luôn "dao động" theo diễn biến dịch bệnh, tiết kiệm là đức tính nên được ưu tiên hàng đầu. Nên hạn chế các nhu cầu không thiết yếu, để dành việc chi tiêu đó như một loại quỹ để đề phòng những tình huống bất ngờ có thể xảy đến.

積読 (Tsundoku) – tình yêu dành cho sách: Xét theo nghĩa trực diện, Tsundoku là khái niệm dùng để chỉ những người yêu sách và có cảm giác hạnh phúc khi được mua sách, dù rằng đôi lúc họ khó sắp xếp được thời gian để đọc ngay những cuốn sách đã mua. Hãy tận dụng thời gian mọi thứ đều chậm lại do dịch tận hưởng những cuốn sách bạn yêu thích. Đây là cách hiệu quả để trau dồi bản thân, tránh lãng phí thời gian và giữ cho tinh thần luôn lạc quan.

Vượt qua đại dịch từ triết lý sống đẹp của người Nhật - Ảnh 3.

Đọc sách, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc bản thân… đều là những hoạt động truyền cảm hứng, giúp duy trì tinh thần lạc quan trong mùa dịch.

Ngoài việc đọc sách, bạn cũng có thể đầu tư thời gian cho những hoạt động khác như dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa hoặc chăm sóc bản thân – những điều ta không đủ thời gian thực hiện trong giai đoạn bình thường. Đây đều là những hoạt động khơi dậy nhiều cảm hứng và giúp duy trì suy nghĩ tích cực, lạc quan.

Ánh Dương

Tin mới