(Tổ Quốc) - Với quy mô mở 200 cửa hàng trên cả nước với tốc độ cực nhanh, Homefarm tiếp tục chứng tỏ vị thế tiên phong và mạnh mẽ của mình trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm nhập khẩu tại Việt Nam. Trước bối cảnh dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, doanh nghiệp đã nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, hỗ trợ và trở thành địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng toàn quốc.
Kinh doanh đường vòng: tưởng thua mà hóa thắng
Hơn 6 năm trước, trong ngành F&B, việc mong muốn mang tới cho thị trường những thực phẩm tươi ngon, mới lạ, an toàn nhưng giá cả lại phải chăng là sự nỗ lực không của riêng ai. Tuy nhiên có quá nhiều rào cản tại thời điểm đó về nguồn cung, phương thức sản xuất, cách thức vận hành khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. .
Rất nhiều người lựa chọn "đánh" thẳng vào các sản phẩm sạch, hữu cơ, còn anh Trần Văn Trường – Co-founder kiêm CEO Homefarm lại lựa chọn một lối đi riêng: giai đoạn đầu tập trung vào các sản phẩm nhập khẩu tiêu chuẩn quốc tế để có nguồn thực phẩm chất lượng cao phục vụ khách hàng ngay lập tức, sau đó mới từ từ quay trở lại tìm kiếm hàng chuẩn ở thị trường nội địa, khi nguồn cung bắt đầu đủ lớn như hiện tại.
Khi ấy, chiến lược "đường vòng" này không phải là lựa chọn của số đông, nhưng ở thời điểm hiện tại ai cũng phải gật gù trước tầm nhìn xa đáng nể của vị CEO trẻ. Tính đến tháng 11/2021, Homefarm đã đưa vào hoạt động 200 cửa hàng trên khắp cả nước. Hệ thống đồ sộ này đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn cung đều đặn, chất lượng hàng hóa cũng như trình độ kiểm soát thực phẩm của nhân viên luôn ở mức tốt nhất.
Xét về bức tranh tổng thể của thị trường thực phẩm nhập khẩu chuẩn quốc tế, không ngoa khi nói rằng chưa doanh nghiệp nào vượt mặt được Homefarm ở thời điểm này.
COVID ùa đến: chớp thời cơ để giành chiến thắng
Dịch bệnh ập đến như một bất ngờ và đau điếng với đa số các doanh nghiệp trong vấn đề kinh doanh, chưa nói đến chuyện phát triển mà chỉ cần duy trì mức tăng trưởng đều đặn cũng là một chuyện nan giải. Không ai muốn giải câu hỏi hóc búa này bởi chỉ cần đưa ra một phương án sai lầm là rất có thể sẽ có nguy cơ vỡ trận, đặc biệt là đối với hệ thống bán lẻ bởi nó kèm theo rất nhiều hệ lụy. Không ít các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi phương thức vận hành, cắt giảm nhân sự hoặc thu hẹp mô hình kinh doanh.
Riêng với Homefarm, CEO Trần Văn Trường cho biết trong giai đoạn chưa bị cách ly xã hội, có công ty tăng tốc mở rộng quy mô tới 7 cửa hàng mỗi tháng. Riêng trong tháng 11 vừa qua, Homefarm mở liền 20 cửa hàng trong thời gian chưa đầy 1 tháng. Anh Trường nhận ra và khẳng định càng ở thời điểm dịch bệnh căng thẳng, nhu cầu ăn sạch - ăn ngon - ăn an toàn của người dân càng được ưu tiên. Vậy là thay vì thu hẹp mô hình kinh doanh, doanh nhân trẻ tiếp tục gọi vốn và mở rộng quy mô, nỗ lực góp phần vào công cuộc bình ổn giá cả. Cùng với đó, đem đến nguồn cung ổn định, tiện lợi, có mặt ở khắp mọi nơi. Giúp người dân hạn chế tối đa đi lại, giảm nguy cơ lây nhiễm.
Theo thống kê của một số ứng dụng giao hàng, trong thời điểm dịch bệnh cao điểm, Homefarm là cửa hàng thực phẩm nhập khẩu ít ỏi còn duy trì bán hàng qua app. Sự bắt nhịp thần tốc với thời cuộc này được nhận định là kịp thời, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân, mà vẫn đảm bảo nguồn thực phẩm tươi ngon, dinh dưỡng giữa những ngày chống dịch.
Thực Phẩm Việt sẽ là bước mở đầu trong hành trình văn hoá thực phẩm lành mạnh
Được biết đến với hình ảnh cửa hàng thực phẩm nhập khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế, thế nhưng đó không phải là tất cả những gì CEO Trần Văn Trường hướng tới. Theo anh, mục tiêu của công ty không chỉ có thực phẩm nhập khẩu mà còn hướng tới thị trường thực phẩm, nông sản Việt Nam.
Ngoài mục đích đem đến cho người tiêu dùng thêm nhiều sự lựa chọn, việc kết nối với sản phẩm Việt cũng là cách Homefarm muốn tạo ra nguồn thực phẩm phong phú để phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam. Hiện công ty đang nỗ lực tiếp cận các nguồn thực phẩm chất lượng cao, xuất khẩu từ thị trường Việt Nam hư các loại thủy hải sản tiêu chuẩn xuất khẩu đang là một trong các dòng sản phẩm chủ lực của hệ thống.
"Trước mắt, chúng tôi sẽ tập trung vào các sản phẩm từ các nước có nền nông nghiệp phát triển và bền vững, cùng với các sản phẩm trong nước đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Mục tiêu dài hạn sẽ hướng tới văn hóa thực phẩm lành mạnh" – CEO Trần Văn Trường chia sẻ.
Theo đuổi sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tếành mạnh đi kèm là sự an tâm cùng trải nghiệm hương vị tuyệt vời nhất – Homefarm đang dần chứng minh lời nói của mình bằng những kết quả mắt thấy tai nghe. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cố gắng nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm tiêu chuẩn và văn hóa thực phẩm lành mạnh. Trong tương lai, mong rằng dự định đưa thực phẩm Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường của Homefarm sớm thành hiện thực.
Ánh Dương