Đón đầu làn sóng quản lý tài sản tại nền kinh tế năng động Việt Nam

(Tổ Quốc) - Ông Gauraw Srivastava, GĐ Trung tâm Khách hàng ưu tiên và Quản lý tài sản VPBank đã chia sẻ quan điểm về thị trường Việt Nam cũng như vai trò trung tâm của VPBank trong việc thúc đẩy làn sóng quản lý tài sản thông qua nâng cao trình độ của đội ngũ bán hàng và phát triển tệp khách hàng.

Đặc điểm nhân khẩu học nổi bật

Hai phần ba trong số 100 triệu người dân Việt Nam ở độ tuổi dưới 35. Đây là những người trẻ giàu hoài bão, không ngại dấn thân để theo đuổi giấc mơ và họ bắt đầu tiết kiệm từ sớm để đạt được mục tiêu của mình. Điều đó giải thích cho việc họ tìm đến các sản phẩm và dịch vụ quản lý tài sản của VPBank.

Ông Gauraw nhấn mạnh tới tinh thần kinh doanh càng ngày rõ nét của Việt Nam với hàng triệu chủ doanh nghiệp đang dẫn dắt làn sóng kinh tế trong giai đoạn Việt Nam ngày càng phát triển, bao gồm các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tiểu thương. Số lượng khách hàng là chủ doanh nghiệp hiện chiếm khoảng 50 - 60% thị trường quản lý tài sản.

Đón đầu làn sóng quản lý tài sản tại nền kinh tế năng động Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Gauraw Srivastava - Giám đốc Trung tâm Khách hàng ưu tiên và Quản lý tài sản của VPBank

Sự ra đời tất yếu của giải pháp quản lý tài sản

Ông Gauraw chia sẻ rằng VPBank tự định hình và xác định phát triển như một công ty tư vấn. "Nhiệm vụ của tôi ở đây là triển khai mảng ngân hàng ưu tiên và quản lý tài sản cho các khách hàng cá nhân và hộ gia đình có thu nhập cao."

Ông nói "Chúng tôi tư vấn cho khách hàng tất cả những giải pháp liên quan đến thanh toán, tiền gửi, cho vay, và song hành với những dịch vụ đó, "tài sản" trở thành chủ đề xuất hiện một cách tự nhiên. Đối với nhiều khách hàng ưu tiên cao cấp (HNW) và siêu cao cấp (UHNW), những buổi tư vấn thường xoay quanh xây dựng danh mục đầu tư theo từng loại tài sản dựa trên mục tiêu tài chính, mức độ chịu rủi ro và thời hạn đầu tư của khách hàng. Và chủ đề còn có thể mở rộng sang tư vấn kế hoạch thừa kế và phân chia tài sản."

Hiểu biết chuyên môn và luật pháp

Ông Gauraw chia sẻ hiểu biết của khách hàng và chuyên môn của chuyên gia tư vấn đầu tư là một trong những yếu tố then chốt đối với sự phát triển của thị trường quản lý tài sản ở Việt Nam. "Tại VPBank Diamond, chúng tôi không ngừng đầu tư đào tạo cán bộ tuyến đầu, trang bị để họ trở thành những chuyên gia tư vấn xuất sắc, từ đó có thể hướng dẫn khách hàng đúng trọng tâm, làm rõ những lợi ích và rủi ro, hiểu và giải thích chính xác các sản phẩm khác nhau…"

Đón đầu làn sóng quản lý tài sản tại nền kinh tế năng động Việt Nam - Ảnh 2.

Dịch vụ quản lý tài sản nổi bật của VPBank

Yếu tố then chốt còn lại là nâng cao khung pháp lý. "Sự cải thiện của hệ sinh thái pháp lý, như tốc độ hiện tại, sẽ mang lại thêm nhiều chất xúc tác, chẳng hạn như có thêm hình thức ưu đãi thuế, mô hình phân phối rõ ràng hơn, công bố sản phẩm minh bạch hơn, và các yếu tố đó kết hợp lại sẽ giúp đẩy nhanh toàn bộ quy trình. Các ngân hàng là trung tâm trong quy trình này bởi ngân hàng là đối tượng nhận tiền gửi và có thể đóng vai trò mấu chốt trong triển vọng chung sau này"

Xây dựng sức mạnh nội tại

Gauraw chia sẻ rằng một trong những thách thức lớn nhất chính là tìm kiếm nhân tài. "Như tôi đã nói lúc trước, chúng tôi đặc biệt chú trọng đào tạo và không ngừng đầu tư nhằm nâng cao kiến thức và khả năng của đội ngũ cán bộ tuyến đầu. Từ đó, bổ nhiệm họ vào các vị trí chuyên gia tư vấn, thay vì chỉ đơn thuần là bán sản phẩm. Đây thực sự là một thách thức, nhưng chúng tôi đang có những bước tiến tốt."

Ông cho biết thêm, lực lượng nhân tài ngoài thị trường hiện còn hạn chế, đồng nghĩa với việc ngân hàng cần tập trung xây dựng sức mạnh nội tại, thông qua việc tổ chức các chương trình mà ông gọi là "trại tập huấn" với cường độ từ thấp đến cao. Mọi chuyên viên quan hệ khách hàng (Relationship Manager) và chuyên gia tư vấn đầu tư (Investment Advisor) mong muốn tiếp tục làm ở mảng này bắt buộc phải đáp ứng những yêu cầu nhất định trước khi tham gia chương trình tiếp theo.

Những ưu tiên chính

Ông Gauraw chia sẻ rằng nhiệm vụ đầu tiên của mình chính là phát triển phân khúc, nâng cao khả năng thấu hiểu khách hàng, chất lượng tư vấn và các sản phẩm, giải pháp tinh tế.

"Chúng tôi đang lấn sâu hơn vào phân khúc này, với mục tiêu mang đến dịch vụ tư vấn được cá nhân hóa tuyệt đối tới từng khách hàng. Từ đó, chúng tôi nỗ lực tiếp nối những thành công trong việc xây dựng những đề xuất giá trị dành riêng cho từng khách hàng trong những năm gần đây. Hiện nay, VPBank Diamond đang phục vụ hơn 100.000 khách hàng ưu tiên và quản lý hơn 5 tỷ USD giá trị tài sản. Đây chính là kết quả cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của chúng tôi, với mục tiêu mang đến những giải pháp phù hợp cho mọi phân khúc khách hàng (khách hàng ưu tiên cao cấp, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và khách hàng cá nhân), thông qua các hoạt động chăm sóc, tri ân khách hàng, quản lý thanh khoản hay đáp ứng nhu cầu bảo vệ tài sản.

Ngoài ra, ông còn muốn đẩy mạnh quá trình số hóa, vốn đã được đẩy nhanh do ảnh hưởng của đại dịch. "Hiện nay, toàn bộ hành trình khách hàng của chúng tôi trên nền tảng ngân hàng đã được tự động hóa. Chúng tôi sẽ tiến hành tự động hóa toàn bộ hành trình khách hàng ưu tiên trong vòng 12 tháng tới, ngay từ giai đoạn chào mừng tới thiết lập hồ sơ, thấu hiểu khách hàng, từ đó xây dựng các giải pháp và bộ danh mục phù hợp. Báo cáo cũng là một phần không thể thiếu. Không chỉ vậy, đào tạo sẽ tiếp tục là một trong những ưu tiên hàng đầu, như tôi đã chia sẻ lúc trước." Với các định hướng và hành động rõ ràng này, VPBank đạt mục tiêu tăng trưởng gấp 2 số lượng KHUT trong năm 2021.

Ánh Dương

Tin mới