Ngành hàng cao cấp: Khách hàng tìm kiếm giá trị gì sau thời gian biến động?

(Tổ Quốc) - Sản phẩm, dịch vụ cao cấp được xếp vào nhóm hàng hóa đặc biệt khi đáp ứng cho khách hàng những giá trị không thể mua được bằng tiền. Tuy nhiên sau ảnh hưởng bởi Covid-19, hệ giá trị mà khách hàng tìm kiếm ở hàng cao cấp đã thay đổi.

Bùng nổ nhu cầu sau đại dịch

Vừa qua, hãng tàu Oceania Cruises (Miami, Mỹ) chính thức thông báo tour vòng quanh thế giới kéo dài 180 ngày trên du thuyền hạng sang cập bến 33 quốc gia đã hết vé chỉ trong ngày mở bán duy nhất. Đáng chú ý là khi vé tour được phát hành, tình hình dịch Covid-19 ở Mỹ vẫn trong diễn biến căng thẳng, trong khi tour du lịch đắt đỏ này dự kiến khởi hành vào năm 2023. Hiệu ứng mua sắm sôi nổi này chứng minh rằng nhóm trung thượng lưu vẫn luôn có nhu cầu mạnh mẽ với các sản phẩm, dịch vụ giá thành cao, kỳ vọng lạc quan thế giới sẽ sớm ổn định và trở lại nhịp sống bình thường trong 1-2 năm tới.

Dù nhiều thương hiệu báo cáo doanh thu sụt giảm trong năm 2020 nhưng giới chuyên gia vẫn dự đoán sớm có một "đại tiệc" mua sắm hàng hóa cao cấp ngay khi dịch Covid-19 được kiểm soát trên toàn cầu. Viễn cảnh lạc quan này đến từ tâm lý "bung tỏa" mua sắm của người tiêu dùng sau khoảng thời gian không được trải nghiệm cao cấp như: du lịch quốc tế kết hợp shopping, spa, nghỉ dưỡng,…

Ngành hàng cao cấp: Khách hàng tìm kiếm giá trị gì sau thời gian biến động? - Ảnh 1.

Nhu cầu mua sắm hàng hiệu được dự đoán sẽ tăng cao hậu Covid-19 nhờ tâm lý "bung tỏa" của khách hàng sau một thời gian bị kiềm chế. (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, dự đoán trên đang diễn ra ở một số các quốc gia châu Á kiểm soát dịch tốt như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… Riêng tại Việt Nam, dù bị hạn chế về lượng khách du lịch quốc tế vẫn ghi nhận nhu cầu nội địa ổn định, không sụt giảm quá nhiều. Theo tính toán của Công ty nghiên cứu thị trường Statista, thị trường hàng hiệu sẽ sớm hồi phục trở lại, tăng 17% trong năm tiếp theo.

Dịch chuyển nhu cầu, tìm kiếm giá trị thực

Sự gia tăng của cầu không đồng nghĩa rằng khách hàng sẽ chi tiêu phóng khoáng với tất cả các sản phẩm hàng hiệu. Dịch Covid-19 tạo biến chuyển tâm lý của nhóm khách hàng cấp tiến, họ thay đổi giá trị muốn tìm kiếm ở nhóm sản phẩm này.

Thay vì đầu tư cho các sản phẩm phục vụ cho hoạt động giao tiếp, gặp gỡ - vốn đang bị hạn chế bởi Covid-19, khách hàng định nghĩa mới về hàng cao cấp là sức khỏe và sinh khí, theo kết luận của công ty tư vấn Spark Ideas. Vì vậy, mua trọn gói một chuyến du lịch là để có những khoảng khắc gắn kết gia đình, chi trả cho thiết bị thể thao, trải nghiệm spa cao cấp cũng là đầu tư cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Bên cạnh đó, nhóm khách hàng có nhu cầu lớn trong việc thường thức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giải trí để tìm sự cân bằng và tích cực sau một thời gian dài tiếp xúc với các nguồn thông tin nhiều áp lực. Tại một số quốc gia đang áp dụng lệnh hạn chế tập trung đông người, các thương hiệu nỗ lực duy trì show diễn thời trang theo cách thức mới là nền tảng số. Ở Việt Nam, các chương trình âm nhạc, show thời trang, triển lãm nghệ thuật,… đều đang trên đà tái khởi động. Gần nhất, sự kiện thời trang đang gây được chú ý đầu năm 2021 là "Fashion Voyage The Show #3: Chasing The Sun" – show diễn Thời trang kết hợp Nghệ thuật gắn liền với tên tuổi của nhà sáng lập Long Kan, đồng hành bởi thương hiệu mỹ phẩm Menard Việt Nam diễn ra vào ngày 19-20/3 tại Phú Quốc.

Ngành hàng cao cấp: Khách hàng tìm kiếm giá trị gì sau thời gian biến động? - Ảnh 2.

Hậu Covid-19, các chương trình văn hóa nghệ thuật khẳng định rõ vai trò là định hướng, làm mới và cân bằng đời sống tinh thần cho khách hàng.

Việc các thương hiệu cao cấp đồng hành cùng show văn hóa nghệ thuật thay vì tập trung toàn bộ nguồn lực cho hoạt động kinh doanh hậu Covid-19 là một thắc mắc lớn. Bà Lê Thanh Hương, Tổng Giám đốc Menard Việt Nam bày tỏ: "Định hướng của Menard Việt Nam là luôn song hành với các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Qua Covid-19, chúng tôi ý thức rõ hơn về trách nhiệm và ý nghĩa của doanh nghiệp trong việc di dưỡng đời sống tinh thần, mở rộng thế giới quan tao nhã cho khách hàng. Đó cũng chính là những giá trị sâu sắc nhất mà khách hàng tìm kiếm ở Menard Việt Nam, bên cạnh những giải pháp làm đẹp chuyên sâu, bất kể biến động của kinh tế - xã hội".

Có thể thấy, tâm lý của nhóm khách hàng cao cấp giống như một chiếc lò xo đè nén, nhanh chóng bật lên khi có điều kiện. Khi ấy, việc các thương hiệu cao cấp nhanh chóng chuyển mình, điều chỉnh định hướng nhằm cung cấp những giá trị đích thực mà một bộ phận lớn khách hàng đang tìm kiếm, là động thái được các chuyên gia đánh giá là hoàn toàn phù hợp với thời cuộc.

Ánh Dương

Tin mới