(Tổ Quốc) - Trong thời đại chuyển đổi số, thông tin trở thành tài sản sống còn của bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào. Do đó, các yếu tố liên quan đến an ninh thông tin như con người, quy trình, dữ liệu, và đặc biệt là công nghệ cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Vậy Doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ mình trước tội phạm mạng?
Hậu quả của việc rò rỉ thông tin
Việc rò rỉ hay bị đánh cắp thông tin sẽ mang đến rất nhiều hậu quả khó lường về tài chính, thương hiệu hay thậm chí là sự tồn tại bền vững của doanh nghiệp. Đặc biệt, khi hầu hết các Doanh nghiệp hiện nay đều mong muốn Số Hóa quy trình và cách thức vận hành, khiến cho tin tặc có thêm nhiều cơ hội hành động.
Nếu chẳng may một Doanh nghiệp bị tấn công, ngoài chi phí khôi phục hệ thống cơ bản và các thiết bị bị ảnh hưởng, họ còn phải chịu những khoản chi phí lên tới hàng tỷ đồng do mất cơ hội kinh doanh hoặc trì trệ hoạt động, ảnh hưởng cả uy tín, hình ảnh và các chiến lược cốt lõi.
Tình hình bảo mật thông tin hiện nay
Lợi dụng tình hình thế giới đang quan tâm đến việc tìm kiếm thông tin và giải pháp để chống đại dịch, vào khoảng giữa tháng 2/2020, tội phạm mạng bắt đầu tích cực tấn công dựa theo chủ đề Covid-19. Các cuộc tấn công này đạt đỉnh điểm trong hai tuần đầu tiên của tháng 3 và đến cuối tháng này, mọi quốc gia trên thế giới đã hứng chịu ít nhất một cuộc tấn công dữ liệu. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp vừa khắc phục những khó khăn do Covid-19 mang lại, vừa đối mặt với đội ngũ tin tặc đang nhăm nhe từng ngày?
Theo thống kê của các tổ chức bảo mật lớn như Trustwave, TrendMicro… hơn 80% các cuộc tấn công là nhắm vào dữ liệu và thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Các hacker đã chuyển dần từ các mục đích phá hoại sang mục đích tài chính, trong đó ngân hàng nằm trong số những "tầm ngắm lớn" của các cuộc tấn công.
Từ những rủi ro trên có thể thấy, việc xây dựng một hệ thống an ninh thông tin, hệ thống "phòng thủ" hiệu quả cho toàn bộ chiến lược và hoạt động của một tổ chức khỏi các mối nguy hiểm, các cuộc tấn công từ bên ngoài là vấn đề tối quan trọng. Thông tin, dữ liệu cần được bảo mật tối ưu nhất, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển, cập nhật công nghệ hiện đại, bắt kịp xu hướng mới, đem lại sự cải tiến, giảm chi phí và rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp và tổ chức.
Đì tìm giải pháp giám sát và quản lý an ninh cho doanh nghiệp
Hiện nay, các giải pháp công nghệ nói chung và giải pháp bảo mật nói riêng vẫn đi theo mô hình kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên, các giải pháp ngày càng phức tạp thì càng tiêu tốn nhiều chi phí và thời gian của doanh nghiệp. Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các vấn đề đó, HPT đã tập trung xây dựng dịch vụ Uỷ quyền Giám sát ATTT (Managed Security Monitoring Service - MSMS) - giúp bảo vệ hệ thống và phát triển việc quản lý bảo mật của khách hàng vô cùng hiệu quả.
Đây là dịch vụ được thiết kế và vận hành trên nền tảng thông minh của Microsoft Graph, một cổng dữ liệu thông minh của Microsoft 365. Nền tảng này cung cấp một mô hình có khả năng lập trình thống nhất, doanh nghiệp có thể sử dụng để truy cập lượng dữ liệu khổng lồ trong Office 365, Windows 10 và Enterprise Mobility Security. Toàn bộ thông tin bảo mật sẽ được HPT quản lý & giám sát 24/7, phát hiện, cảnh báo và phối hợp để ngăn chặn các mối đe dọa bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, dịch vụ MSMS từ HPT được đánh giá là đơn giản, dễ quản lí, hoạt động dựa trên Azure Sentinel, giải pháp SIEM trên nền tảng đám mây tích hợp với AI, cho phép doanh nghiệp tập trung vào các mối đe dọa quan trọng, có khả năng phân tích hàng triệu bản ghi trong vài giây. Azure Sentinel kết hợp các tín hiệu xấu từ Windows Server và SQL Server với tất cả các ứng dụng khác của doanh nghiệp bao gồm Office 365, tường lửa... để dự đoán các đe dọa xấu và giảm thiểu chúng. Đồng thời, Microsoft 365 cũng cung cấp đến doanh nghiệp những cách mới để chủ động bảo vệ và giám sát dữ liệu, thông qua dịch vụ quản lý lỗ hổng bảo mật, cho phép doanh nghiệp phản hồi về sự cố và thực hiện giám sát các mối đe doạ liên tục. Khách hàng có thể lựa chọn giữa Azure Sentinel hoặc giải pháp HSOC của HPT.
Hội Thảo Trực Tuyến BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Không những đáp ứng đủ các tiêu chí An toàn - Tối ưu chi phí, Dịch vụ Ủy quyền Giám Sát ATTT từ HPT còn giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng, đầu tư hiệu quả cho sự an toàn dữ liệu và hệ thống – những nguồn lực cốt lõi cho sự phát triển lâu dài.
Hãy cùng các chuyên gia của HPT và Microsoft tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề bảo mật thông tin để hạn chế tối đa rủi ro và cách khách phục thông qua Hội Thảo Trực Tuyến BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ được diễn ra vào ngày 24/9/2020.
Đăng kí ngay tại LINK
Ánh Dương