(Tổ Quốc) - Dịch bệnh Covid-19 dù đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với kinh doanh trong ngành thời trang bán lẻ. Nhưng đây lại chính là cuộc khủng hoảng để kích hoạt sự đổi mới, khiến lĩnh vực bán lẻ chuyển đổi mạnh mẽ hơn.
Sức ép về cạnh tranh, thanh lọc ngày càng gia tăng cộng thêm cú sốc về kinh tế do Covid-19 gây ra đã khiến cho nhiều doanh nghiệp trong nước "chao đảo". Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đây cũng là dịp để các doanh nghiệp, thương hiệu tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội. Và cũng có thể thấy, sự thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong mùa dịch đang mang lại cơ hội cho nhiều nhà bán lẻ khác nhau.
Giới chuyên gia cho rằng, Covid-19 dù đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với lĩnh vực bán lẻ song đây là cuộc khủng hoảng để kích hoạt sự đổi mới, khiến lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, xu hướng mua sắm qua online trong bối cảnh mọi người phải hạn chế đi lại, tụ tập đến nơi đông người để phòng chống dịch bệnh đã được các nhà bán lẻ tại Việt Nam tận dụng phát triển. Điều này không chỉ giúp tăng trưởng doanh thu trong dịch mà còn trở thành xu hướng (kênh) mua sắm trong tương lai.
Theo anh Nguyễn Văn Quân, CEO&Founder của thương hiệu thời trang thiết kế nữ CChat Clothes, trước đây thương hiệu của anh kinh doanh chủ yêu dựa trên các nền tảng bán hàng online, kênh bán hay phương thức bán hàng nào cũng từng thử và may mắn nhận được sự ưu ái từ khách hàng thông qua những video livestream sản phẩm trên mạng xã hội. Theo anh Quân, sau 3 năm hoạt động, thương hiệu CChat Clothes đã sở hữu 3 cửa hàng vật lý nhưng đã có đến hàng triệu khách hàng trung thành và cán mốc doanh thu ấn tượng không kém các thương hiệu khác sở hữu hơn chục cửa hàng trong ngành. Những con số doanh thu của CChat Clothes vẫn ổn định thậm chí trong vài tháng dịch.
Anh Quân chia sẻ thêm hậu Covid, nhiều cửa hàng lao đao buộc phải trả lại mặt bằng, giá thuê bớt "nóng" và anh nghĩ đây chính là cơ hội để mở rộng độ phủ, phát triển thương hiệu và đa dạng kênh phân phối. "Chúng tôi vẫn sẽ duy trì phát triển lợi thế từ những kênh bán online của mình, song song với đó là bắt đầu gia tăng một vài điểm cửa hàng vật lý, chất lượng sản phẩm của mình tốt, định hướng thiết kế đa dạng, hợp thị hiếu, được đón nhận tích cực thì tại sao lại không thử tạo thêm kênh phân phối để nâng cấp trải nghiệm mua sắm tiện ích, thông minh và hiện đại hơn cho khách hàng?", anh Nguyễn Văn Quân nói thêm.
Được biết, CChat Clothes là một trong số những thương hiệu thời trang thiết kế nữ, phát triển chủ yếu từ hình thức bán hàng trực tuyến thông qua "livestream" trên kênh mạng xã hội Facebook, sở hữu lượng người xem và người theo dõi "khủng" hàng đầu hiện nay.
Một buổi livestream của thương hiệu này thu hút hơn 1.000 lượt like, hơn 18.000 lượt bình luận và hơn 6.000 lượt chia sẻ.
Đại dịch COVID-19 năm 2020 là một bài học lớn về ứng phó dịch bệnh của các quốc gia. Quốc gia vượt qua là quốc gia biết cách thích ứng và kiểm soát tốt dịch bệnh, phục hồi kinh tế - xã hội nhanh, tận dụng tốt cơ hội mới trong bối cảnh chưa có vắc-xin, thuốc đặc trị bệnh này.
P.N
Ánh Dương